I. NGÀNH: THÚ Y

Mã ngành, nghề:                6640101

Trình độ đào tạo:                Cao đẳng

Đối tượng tuyển sinh:         Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Thời gian khóa học:            2,5 năm

1. Giới thiệu chương trình/mô tả ngành, nghề đào tạo

Ngành Thú y đào tạo ra cử nhân Thú y có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực thú y. Thực hiện được việc chẩn đoán, tiên lượng và xác định được các bệnh thường xảy ra trên vật nuôi; Thực hiện được các quy trình phòng bệnh và xây dựng phác đồ điều trị các bệnh thường gặp trên vật nuôi; Làm thành thạo các thủ thuật, thao tác thú y như: Tiêm, truyền, phẫu thuật, cầm máu, gây mê, gây tê … Thực hiện được các quy trình cơ bản về chăn nuôi gia súc, gia cầm; Thực hiện chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi thú y. Có khả năng thích ứng với các môi trường làm việc khác nhau và đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

2. Mục tiêu đào tạo

2.1 Mục tiêu chung

Đào tạo ra cử nhân Thú y có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt; có kiến thức chuyên môn ngành thú y. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc độc lập tại các doanh nghiệp, kinh tế hộ gia đình, các cơ quan quản lý, nghiên cứu trong lĩnh vực thú y.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Về phẩm chất chính trị và đạo đức

- Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương chính sách của ngành;

- Thực hiện đầy đủ về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người công dân;

- Yêu nghề, gắn bó với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn;

- Lối sống lành mạnh, văn minh, trung thực;

- Có sức khỏe tốt để hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao.

2.2.2. Về kiến thức

          - Trình bày được những kiến thức nền tảng cơ bản của ngành về: Giải phẫu động vật, sinh lý vật nuôi, dược lý học, vi sinh vật thú y, … trong các hoạt động chuyên ngành;

          - Trình bày được kiến thức về bệnh truyền nhiễm, nội khoa, ngoại khoa, sản khoa và ký sinh trùng; dịch tễ học, vệ sinh thú y, các bệnh truyền lây và pháp luật về thú y;

          - Trình bày được kiến thức về quy trình cơ bản chăn nuôi gia súc, gia cầm;

          - Trình bày được các nội dung cơ bản về thiết kế, triển khai các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực thú y;

          - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất, tin học theo quy định.

2.2.3. Về kỹ năng

- Thực hiện được việc chẩn đoán, tiên lượng và xác định được các bệnh thường xảy ra trên vật nuôi;

- Thực hiện được các quy trình phòng bệnh và xây dựng phác đồ điều trị các bệnh thường gặp trên vật nuôi;

- Làm thành thạo các thủ thuật, thao tác thú y như: Tiêm, truyền, phẫu thuật, cầm máu, gây mê, gây tê …

- Thực hiện được các quy trình cơ bản về chăn nuôi gia súc, gia cầm;

- Thực hiện chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi thú y;

2.2.4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Trung thực, có tính kỷ luật cao, tác phong công nghiệp, có khả năng tự tổng

hợp tài liệu và làm việc theo nhóm;

- Có nhận thức sâu sắc về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp;

- Có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo và luôn tự cập nhật thông tin.

3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất hộ gia đình, doanh nghiệp, tại các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, kinh doanh, tư vấn kỹ thuật của ngành Thú y như: Dịch vụ thú y, thuốc thú y; trang trại, ... và có khả năng quản lý đội, tổ, nhóm.

4. Khốilượngkiến thức và thời gian học tập

-  Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 2.280/86 (giờ/tín chỉ)

-  Số lượng môn học, mô đun: 29

-  Khối lượng học tập các môn học chung: 435/19 (giờ/tín chỉ)

-  Khối lượng học tập các mô đun chuyên môn: 1.845/67 (giờ/tín chỉ)

-  Khối lượng lý thuyết: 607 giờ; thực hành, thực tập: 1.584 giờ

5. Tổng hợp các năng lực của ngành, nghề

 6. Nội dung chương trình

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

 

Trong đó

 

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thực tập,
 thí nghiệm, bài tập, thảo luận

Kiểm tra

 
 

I

Các môn học chung

19

435

157

255

23

 

MH01

Tiếng Anh 1

2

60

21

36

3

 

MH02

Tiếng Anh 2

2

60

21

36

3

 

MH03

Tin học

3

75

15

58

2

 

MH04

Giáo dục Chính trị

5

75

41

29

5

 

MH05

Pháp luật

2

30

18

10

2

 

MH06

Giáo dục Quốc phòng và An ninh

3

75

36

35

4

 

MH07

Giáo dục thể chất

2

60

5

51

4

 

II

Các mô đun chuyên môn

 

 

 

 

 

 

II.1

Các mô đun cơ sở

12

255

105

133

17

 

MĐ08

Kỹ năng giao tiếp

2

45

15

27

3

 

MĐ09

Giải phẫu động vật

3

60

30

26

4

 

MĐ10

Sinh lý động vật nuôi

2

45

15

27

3

 

MĐ11

Vi sinh thú y

2

45

15

27

3

 

MĐ12

Dược lý thú y

3

60

30

26

4

 

II.2

Các mô đun chuyên môn

34

690

330

314

46

 

MĐ13

Chẩn đoán thú y

3

60

30

26

4

 

MĐ14

Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm

3

60

30

26

4

 

MĐ15

Bệnh nội khoa thú y

3

60

30

26

4

 

MĐ16

Kỹ thuật chăn nuôi lợn

3

60

30

26

4

 

MĐ17

Ngoại khoa thú y

3

60

30

26

4

 

MĐ18

Sản khoa thú y

3

60

30

26

4

 

MĐ19

Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò

3

60

30

26

4

 

MĐ20

Kỹ thuật chăn nuôi chó mèo

2

45

15

27

3

 

MĐ21

Bệnh ký sinh trùng thú y

3

60

30

26

4

 

MĐ22

Bệnh truyền nhiễm chung và gia cầm

3

60

30

26

4

 

MĐ23

Bệnh truyền nhiễm gia súc

3

60

30

26

4

 

MĐ24

Luật thú y

2

45

15

27

3

 

II.3

Các mô đun thực tập

19

855

0

855

0

 

MĐ25

Thực tập cơ sở 1

3

135

0

135

0

 

MĐ26

Thực tập cơ sở 2

3

135

0

135

0

 

MĐ27

Thực tập cơ sở 3

3

135

0

135

0

 

MĐ28

Thực tập tốt nghiệp

10

450

0

450

0

 

II.4

Các mô đun tự chọn, nâng cao

2

45

15

27

3

 

MĐ29a

Độc chất thú y

2

45

15

27

3

 

MĐ29b

Dịch tễ học

2

45

15

27

3

 

Tổng cộng

86

2280

607

1584

89

 

 7. Hướngdẫn sử dụng chương trình

7.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/Ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.

7.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa

- Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, ngoài giờ học chính khóa cần tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa như: thể dục thể thao; văn hóa văn nghệ; các sinh hoạt giao lưu giữa các tập thể lớp với nhau hoặc giao lưu với các đơn vị ngoài trường, giao lưu với các doanh nghiệp,... Ngoài ra sinh viên có thể đọc thêm sách báo, tài liệu tham khảo tại thư viện, tham gia các đợt tham quan dã ngoại do Nhà trường hoặc lớp tự tổ chức.

 - Nội dung và thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa có thể tham khảo bảng sau:

Nội dung

Thời gian

1. Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2. Văn hóa, văn nghệ

- Các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

 

- Vào ngoài giờ học hàng ngày

- 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần

3. Hoạt động tại thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4. Hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5. Tham quan, dã ngoại, vui chơi, giải trí

Mỗi học kỳ tổ chức 1 lần.

6. Tổ chức thi tay nghề

Mỗi năm học tổ chức 1 lần.

7.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

Có trong đề cương chi tiết các môn học, các mô đun.

7.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:

Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng Thú y và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

+ Hiệu trưởng Nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp.

+ Hiệu trưởng Nhà trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp

LƯỢT TRUY CẬP - www.blc.edu.vn

7152304
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
1302
1302
27598
7152304

Hôm nay ngày: 12/05/2025