foto1

.

foto1

Nhà hiệu bộ

foto1

Lễ bế giảng

foto1

.

foto1

Hội diễn văn nghệ

 

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ BẢO LỘC

Địa chỉ: 454 Trần Phú – Thành phố Bảo Lộc – Tỉnh Lâm Đồng

Điện thoại: 0263.3864102;   Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Fax: 0263.3719587; Website: https://www.blc.edu.vn

 

 

 

 

 BÁO CÁO

KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG

CÔNG NGHỆ - KINH TẾ BẢO LỘC

NĂM  2018

 

 

 

 

 

 

 

Bảo Lộc ngày 25 tháng 12 năm 2018

 

 


 


                DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO

 

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bộ NN&PTNT

Bộ Lao động thương binh và xã hội

Bộ LĐTB&XH

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

Trường CĐCN&KT Bảo Lộc

Giáo dục nghề nghiệp

GDNN

Giấy chứng nhận

GCN

Học sinh sinh viên

HSSV

Giảng viên

GV

Cán bộ kỹ thuật

CBKT

Cán bộ quản lý

CBQL

Hành chính sự nghiệp

HCSN

Nghiên cứu khoa học

NCKH

Tài sản cố định

TSCĐ

Thể dục thể thao

TDTT

Cán bộ công nhân viên

CBCNV

Thông tư

TT

Cán bộ - Giảng viên

CB-GV

Phòng Đào tạo và Quản lý khoa học

P. ĐT&QLKH

Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng

P. KT&KĐCL

Phòng công tác học sinh sinh viên

P. CTHSSV

Phòng Tài chính kế toán

P. TCKT

Phòng tổ chức hành chính

P. TCHC

Trường Trung học phổ thông

Trường THPT

Trường Trung học cơ sở

Trường THCS

 

 

 







BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG CAO ĐẲNG

CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ BẢO LỘC

 

 


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----oOo-----

 

 

Bảo Lộc, ngày  10 tháng 12  năm 2018

 

PHẦN I

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ TRƯỜNG

  

1. THÔNG TIN CHUNG VỀ TRƯỜNG:

1.1. Tên trường: Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc.

1.2. Tên viết tắt: Trường CĐ CN & KT Bảo Lộc

   Tên tiếng Anh: BaoLoc College of Technology and Economis

1.3. Tên trường ứng với các giai đoạn:

- Năm 1976 - 1988: Trung học Kỹ thuật Nông nghiệp Bảo Lộc.

- Năm 1989 – 2008: Trung học Kỹ thuật và Dạy nghề Bảo Lộc.

- Năm 2009 - đến nay: Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc.

 1.4. Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

 1.5. Địa chỉ: Số 454 – Đường Trần Phú - Phường 2 - Thành phố Bảo Lộc – Tỉnh Lâm Đồng

 1.6. Số điện thoại liên hệ: 02633864102,  Số fax: 02633720205

 1.7. Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 1.8. Website: http://www.blc.edu.vn 

 1.9. Năm thành lập: Ngày 08 tháng 12 năm 1976, theo Quyết định số: 250-NN/TC/QĐ

- Thời gian bắt đầu đào tạo khóa I: tháng 3/1976

- Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khoá I: 12/1978

-  Loại hình trường đào tạo: Công lập

1.10. Người phụ trách công tác Kiểm định, đảm bảo chất lượng:

- Phó hiệu trưởng: Ths. Phạm Cân – Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

2. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TÍCH NỔI BẬT CỦA TRƯỜNG:

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc là trường công lập chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, về chuyên môn là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo điều lệ trường Cao đẳng do Bộ ban hành.

 

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc có bề dày hơn 40 năm xây dựng và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, cơ khí, cơ điện, kinh tế... đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và miền Đông Nam Bộ. Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc hiện nay được nâng cấp từ Trường Trung học Kỹ thuật và Dạy nghề Bảo Lộc theo quyết định số 3549/QĐ-BGDĐT ngày 19 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trải qua hơn 40 năm phấn đấu, xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc đã đào tạo hàng trăm ngàn cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế có trình độ từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực  phát triển kinh tế và xã hội của các vùng miền trong nước. Đảng bộ của nhà trường đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh nhiều năm liền. Nhà trường nhiều năm đạt danh hiệu nhà trường tiên tiến xuất sắc và đã được nhà nước tặng thưởng 01 huân chương lao động hạng nhất, 01 huân chương lao động hạng nhì, 02 huân chương lao động hạng ba, 05 Bằng khen của chính phủ, 08 bằng khen của các bộ chủ quản và nhiều phần thưởng cao quý khác. Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc hiện có 15 ngành Cao đẳng, 16 ngành Trung cấp và đa dạng loại hình đào tạo. Trong đó hệ đào tạo chính quy gồm: Cao đẳng, trung cấp và hệ đào tạo không chính quy gồm: Cao đẳng liên thông, sơ cấp....

Công tác nghiên cứu khoa học là hoạt động thường xuyên được chú trọng, hỗ trợ tích cực việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý. Đội ngũ cán bộ giảng viên của nhà trường đã thực hiện nhiều đề tài khoa học cấp cơ sở, cấp thành phố, cấp Tỉnh và cấp Bộ. Giảng viên trong trường thường xuyên cập nhật và biên soạn mới nhiều giáo trình theo chuẩn quốc gia, luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy phương châm giáo dục vì người học, vì nhu cầu việc làm của xã hội hiện nay. Nhà trường luôn có mối liên hệ và liên kết đào tạo với một số Viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng và các Cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trong khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ từ đó nhà trường thường xuyên triển khai các chương trình liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và tuyển dụng lao động.

3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA TRƯỜNG

3.1. Ban giám hiệu: 1 Hiệu trưởng;  2 Phó hiệu trưởng

3.1.1. Các Khoa chuyên môn: Gồm 6 Khoa và 1 Bộ môn

- Khoa Trồng trọt và Quản lý đất đai

- Khoa Chăn nuôi - thú y

- Khoa Kinh tế

- Khoa Cơ điện

- Khoa Công nghệ thông tin và Ngoại ngữ

- Khoa Khoa học cơ bản

- Bộ môn Chính trị - Pháp luật      

3.1.2. Các phòng chức năng: Gồm 6 phòng

- Phòng Tổ chức hành chính

- Phòng Đào tạo và Quản lý khoa học

- Phòng Tài chính kế toán

- Phòng Công tác học sinh, sinh viên

- Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng

- Phòng Quản trị

3.1.3. Các Trung tâm: Gồm 2 Trung tâm

- Trung tâm Tin học ngoại ngữ

- Trung tâm Tuyển sinh và Hỗ trợ việc làm

3.2. Danh sách cán bộ lãnh đạo chủ chốt của trường hiện tại:

 

Các bộ phận

Họ và tên

Năm

sinh

Học vị, chức danh, chức vụ

I. Ban Giám hiệu

 

Hiệu trưởng

  Nguyễn Đức Thiết

1960

Thạc sỹ

Phó Hiệu trưởng

  Phạm Cân

1967

 Thạc sỹ

Phó Hiệu trưởng

  Lương Ánh

1962

Thạc sỹ

II. Các tổ chức Đảng, Đoàn

 

 

Bí thư Đảng ủy

Nguyễn Đức Thiết

1960

Hiệu trưởng

Chủ tịch Công đoàn

Phạm Cân

1967

Phó Hiệu trưởng

Bí thư Đoàn TNCS HCM

Lê Thị Thanh Bình

1987

Ths – Giảng viên

III. Các phòng, Trung tâm

 

Phòng Tổ chức hành chính

Phạm Hữu Kha

1959

CN - Trưởng phòng

Phòng Đào tạo & QLKH

Tạ Quang Huy

1960

KS - Trưởng phòng

Phòng Tài chính kế toán

Nguyễn Đình Hợi

1961

CN - Trưởng phòng

Phòng Khảo thí & KĐCL

Nguyễn Văn Chiến

1981

Ths - Trưởng phòng

Phòng Quản trị

Phạm Ngọc Linh

1958

CN - Trưởng phòng

Phòng Công tác HSSV

Nguyễn Tất Nghiêm

1962

CN - Trưởng phòng

TT Tuyển sinh & HTVL

Võ Thành Sơn

1977

Ths - Giám đốc

TT Tin học - Ngoại ngữ

Nguyễn Văn Mai

1977

Ths  - Phó Giám đốc

III. Các Khoa, tổ bộ môn

 

Khoa Trồng trọt & QLĐĐ

Nguyễn Viết Thông

1961

Ths - Trưởng Khoa

Khoa Chăn nuôi - Thú y

Nguyễn Xuân Quang

1959

KS - Trưởng Khoa

Khoa Cơ Điện

Nguyễn Thế Định

1975

Ths - Trưởng Khoa

Khoa Kinh tế

Nguyễn Tuấn Sơn

1980

ThS - Trưởng Khoa

Khoa Công nghệ thông tin

Nguyễn Văn Mai

1977

ThS - Trưởng Khoa

Khoa Khoa học cơ bản

Trần Phúc

1963

ThS - Trưởng Khoa

 Bộ môn Chính trị - PL

Vũ Thị Thuỷ

1965

 CN -  Trưởng BM

 

3.3. Danh sách giảng viên cơ hữu của trường:

 

 

 

STT

 

 

 

Trình độ/ học vị

 

 

Số lượng người

 

 

Tỷ lệ (%)

 

Phân loại theo giới tính (người)

 

 

Phân loại theo độ tuổi (người)

 

Nam

 

Nữ

 

 =<30

31-40

41-50

51-60

 

>60

1

Giáo sư,  Viện sĩ

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

Phó giáo sư

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3

Tiến sĩ Khoa học

0

0

0

0

0

0

0

0

0

4

Tiến sĩ

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5

Thạc sĩ

61

68,5

25

36

7

39

9

6

0

6

Đại học

28

31,5

18

10

8

11

0

9

0

7

Cao đẳng

 

 

 

 

 

 

 

 

0

8

Trình độ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

Tổng số

89

100

43

46

15

50

9

15

0

 

4. CÁC NGHỀ ĐÀO TẠO VÀ QUY MÔ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG:

4.1. Số lượng nghề đào tạo bậc Cao đẳng: 15 ngành

- Quản trị kinh doanh

- Kế toán

- Kế toán doanh nghiệp

- Điện công nghiệp

- Công nghệ kỹ thuật cơ khí

- Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử

- Công nghệ ô tô

- Khoa học cây trồng

- Bảo vệ thực vật

- Trồng cây công nghiệp

- Chăn nuôi

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm

- Công nghệ thông tin

- Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

- Quản lý đất đai

4.2. Đào tạo bậc trung cấp: 16 ngành

- Kế toán doanh nghiệp

- Phát triển nông thôn

- Điện công nghiệp

- Công nghệ ô tô

- Điện công nghiệp và dân dụng

- Bảo trì sửa chữa thiết bị cơ khí

- Bảo trì và sửa chữa ô tô

- Trồng trọt

- Bảo vệ thực vật

- Trồng cây công nghiệp

- Kỹ thuật dâu tằm tơ

- Chăn nuôi – thú y

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm

- Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

- Tin học ứng dụng

- Quản lý đất đai

4.3 Các loại hình đào tạo của trường:

Loại hình đào tạo

Không

Chính quy

x

 

Không chính quy

x

 

Từ xa

 

x

Liên kết đào tạo với nước ngoài

 

x

Liên kết đào tạo trong nước

x

 

 

4.4. Số lượng HSSV học các ngành nghề đào tạo của trường:

Hệ đào tạo

Năm

2016

2017

2018

Cao đẳng

464

182

621

Trung cấp

698

445

617

Sơ cấp

627

894

107

Ngắn hạn

0

0

105

Tổng cộng

1779

1521

1450

 

5. CƠ SỞ VẬT CHẤT, THƯ VIỆN, TÀI CHÍNH:

5.1. Tổng diện tích đất sử dụng của trường: 600.093,53 m2

 Diện tích cây xanh: 447.536 m2

5.2. Diện tích sử dụng cho các hạng mục sau:

 Nơi làm việc: 4.037 m2    

 Nơi học: 27.049 m2 

 Nơi vui chơi giải trí: 40.100 m2

5.3. Diện tích phục vụ trực tiếp cho học tập:

Tổng diện tích phòng học: 1.303 m2

Xưởng thực hành: 9.021 m2

Trại chăn nuôi thú y: 925 m

Vườn tiêu bản: 15.800 m2

5.4. Tổng số đầu sách  trong thư viện của nhà trường: 2.616 đầu sách:

Tổng số đầu sách gắn với các ngành đào tạo có cấp bằng của nhà trường: 1734 đầu sách, 8734 bản sách.

5.5. Tổng số máy tính của trường:

Dùng cho hệ thống văn phòng: 45 bộ

Dùng cho sinh viên HSSV học tập: 173 bộ

Tỷ lệ số máy tính dùng cho HSSV trên HSSV chính quy: 0,14

5.6. Tổng kinh phí từ các nguồn thu của trường trong 3 năm gần đây:

Năm 2015: 19.346.210.000 đ

Năm 2016: 22.071.787.000 đ

Năm 2017: 22.925.431.000 đ

5.7. Tổng thu học phí (chỉ tính hệ chính quy) trong 3 năm gần đây:

Năm 2015-2016: 3.065.000.000 đ

Năm 2016-2017: 3.530.839.000 đ

Năm 2017-2018: 4.684.682.000 đ

 

 

 

 

 

 

PHẦN II

 KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG

      

 1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), việc cạnh tranh và hợp tác để phát triển kinh tế trở nên mạnh mẽ. Nhất là đến hết năm 2015, Việt Nam tham gia cộng đồng ASEAN thì nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định phát triển đất nước cả về kinh tế và vị thế chính trị. Vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực vừa có trình độ chuyên môn cao, tay nghề thành thạo, thức trách nhiệm và tính kỷ luật tốt đòi hỏi phải có sự đầu tư, có kế hoạch trong công tác dạy nghề.

Các hoạt động của Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc luôn hướng về khách hàng (người học, phụ huynh, người sử dụng lao động), luôn lắng nghe khách hàng để nắm bắt mọi cơ hội cải tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Do đó, chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu của các đơn vị trong toàn trường.

Công tác tự đánh giá chất lượng GDNN theo hệ thống tiêu chí/ tiêu chuẩn (hướng dẫn của Thông tư 28 và Công văn 23) do Tổng cục GDNN ban hành cũng đồng nhất với chính sách chất lượng của nhà trường nên việc thực hiện tự đánh giá là hoạt động chính yếu của từng đơn vị trong toàn trường. Kiểm định chất lượng GDNN nhằm mục đích: đánh giá chất lượng và cải tiến chất lượng hay nói một cách tổng quát, một Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng phải cho thấy rằng trường đó:

- Có mục tiêu đào tạo phù hợp và được xác định rõ qua thời gian bởi ngành học;

- Có đủ các nguồn lực tài chính, con người, vật chất cần thiết để đạt được những mục tiêu đã đề ra;

- Chứng tỏ rằng trường đó đã, đang và sẽ đạt được những mục tiêu đó;

- Đưa ra được đầy đủ minh chứng nhằm giúp mọi người tin tưởng rằng trường đó sẽ tiếp tục đạt được mục tiêu của mình trong một khoảng thời gian nữa trong tương lai.

Hoạt động đánh giá chất lượng GDNN là một hoạt động có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với xã hội, người có nhu cầu học nghề, cơ sở GDNN, cơ sở sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề. Thực hiện tốt và thường xuyên công tác tự đánh giá chất lượng GDNN sẽ tạo điều kiện cho Trường phát triển một cách bền vững và khẳng định vị thế của trường trong hệ thống GDNN và xã hội.

2. TỔNG QUAN CHUNG:

2.1. Căn cứ tự đánh giá:

- Căn cứ vào Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014

- Bộ tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng Trường Cao đẳng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành ngày 8 tháng 6 năm 2017 theo Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH.

- Công văn số hướng dẫn số 23/TCGDNN-KĐCL ngày 26 tháng 1 năm 2018 của Tổng cục GDNN về việc hướng dẫn đánh giá các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở GDNN đối với các trường trung cấp, cao đẳng.

2.2. Mục đích tự đánh giá:

Trong quá trình tự đánh giá Trường sẽ tổ chức xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề, cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành, dịch vụ cho người học của Trường và các điều kiện, phương thức học tập của HSSV, giảng dạy của giảng viên so với bộ tiêu chí.

Xác định mức độ đạt được của Trường thông qua việc đối chiếu, so sánh với các yêu cầu của bộ tiêu chí (bao gồm các tiêu chuẩn) kiểm định chất lượng đào tạo nghề của trường cao đẳng.

Phát hiện các điểm không phù hợp cần cải thiện trong thời gian ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và qua đó giúp Trường hoạch định chiến lược phát triển các nguồn lực trong từng giai đoạn, tiến tới xây dựng Trường trở thành trường đạt chất lượng cao, thương hiệu và uy tín của Trường được xã hội biết đến và thừa nhận.

2.3. Yêu cầu tự đánh giá:

- Thể hiện sự bình đẳng, khách quan, trung thực và minh bạch trong quá trình tự đánh giá.

- Hợp tác, trao đổi, thảo luận công khai với tất cả các thành viên trong trường.

- Đảm bảo đúng thời gian theo kế hoạch.

- Đánh giá toàn diện các hoạt động, mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề của Trường.

- Các yêu cầu của bộ tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng.

2.4. Phương pháp tự đánh giá:

2.4.1. Thực hiện tự đánh giá chất lượng GDNN của các đơn vị trong Trường.

- Căn cứ vào từng tiêu chuẩn của 9 tiêu chí trong Bộ tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng Trường Cao đẳng nghề, các đơn vị thực hiện công tác tự kiểm định, thu thập thông tin, minh chứng về từng hoạt động và kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Đánh giá, xác định mức độ đạt được theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có liên quan; phân tích, chỉ rõ các điểm mạnh, tồn tại và nguyên nhân; đề xuất kế hoạch hành động nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị.

- Viết báo cáo kết quả tự đánh giá của đơn vị và gửi Hội đồng tự kiểm định của Trường.

- Tổ chức quản lý, duy trì cơ sở dữ liệu, thông tin, minh chứng về các hoạt động của đơn vị.

2.4.2. Thực hiện tự đánh giá của Hội đồng tự đánh giá

- Nghiên cứu báo cáo kết quả tự đánh giá của các đơn vị trong trường.

- Tổng hợp thông tin, minh chứng theo từng chỉ số, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng GDNN.

- Kiểm tra thực tế, thu thập thêm thông tin, minh chứng theo từng chỉ số, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng GDNN.

- Đối chiếu với hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp (Công văn 23) do Tổng cục GDNN ban hành, đánh giá, xác định mức độ đạt được của từng chỉ số, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; chỉ rõ các điểm mạnh, tồn tại và nguyên nhân; đề xuất kế hoạch hành động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

- Viết dự thảo báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng GDNN của Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc (theo Phụ lục 3 trong Thông tư 28/2017), gửi các đơn vị trong Trường để lấy ý kiến.

- Hoàn chỉnh báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

2.4.3. Các bước tiến hành tự đánh giá

Quy trình tự đánh giá của Trường thực hiện đúng theo điều 15 của Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH gồm các bước sau:

- Thực hiện công tác chuẩn bị tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

- Thực hiện tự đánh giá chất lượng GDNN của các đơn vị trong toàn trường.

- Thực hiện tự đánh giá chất lượng GDNN của Hội đồng tự kiểm định chất lượng GDNN.

- Công bố báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng GDNN trong Trường và gửi báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng GDNN về Cục kiểm định chất lượng GDNN.

3. TỰ ĐÁNH GIÁ:

3.1. Tổng hợp kết quả tự đánh giá:

STT

 

Tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số

Điểm chuẩn

Tự đánh giá của cơ sở GDNN

 

ĐỀ XUẤT KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

 

Đạt

 

Tổng điểm

100

88

1

Tiêu chí 1: Mục tiêu, sứ mạng, tổ chức và quản lý

12

8

 

Tiêu chuẩn 1.1: Mục tiêu và sứ mạng của trường được xác định cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thể hiện được vai trò của trường trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương, ngành và được công bố công khai.

1

1

Tiêu chuẩn 1.2: Trường thực hiện phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương hoặc ngành để xác định các ngành, nghề đào tạo và quy mô đào tạo phù hợp.

1

0

Tiêu chuẩn 1.3: Trường ban hành văn bản quy định về tổ chức và quản lý theo hướng đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trong trường theo quy định.

1

1

Tiêu chuẩn 1.4: Hằng năm, các văn bản quy định về tổ chức và quản lý của trường được rà soát, thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết.

1

1

Tiêu chuẩn 1.5: Các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường được phân công, phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với cơ cấu ngành nghề, quy mô đào tạo và mục tiêu của trường.

1

1

Tiêu chuẩn 1.6: Hội đồng trường hoặc hội đồng quản trị, các hội đồng tư vấn, các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định và có hiệu quả.

1

0

Tiêu chuẩn 1.7: Trường xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng theo quy định.

1

0

Tiêu chuẩn 1.8: Trường có bộ phận phụ trách thực hiện công tác quản lý, đảm bảo chất lượng đào tạo và hằng năm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

1

1

Tiêu chuẩn 1.9: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường phát huy được vai trò lãnh đạo, hoạt động đúng điều lệ và theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

1

1

Tiêu chuẩn 1.10: Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường hoạt động theo đúng điều lệ của tổ chức mình và theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

1

1

Tiêu chuẩn 1.11: Trường có quy định và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của trường theo quy định nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Hằng năm rà soát, cải tiến phương pháp, công cụ kiểm tra, giám sát.

1

0

Tiêu chuẩn 1.12: Trường có văn bản và thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước cho các đối tượng được thụ hưởng; thực hiện chính sách bình đẳng giới theo quy định.

1

1

2

Tiêu chí 2 - Hoạt động đào tạo

17

16

 

Tiêu chuẩn 2.1:Các ngành, nghề đào tạo của trường được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trường ban hành chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo và công bố công khai để người học và xã hội biết.

1

1

Tiêu chuẩn 2.2:Trường xây dựng và ban hành quy chế tuyển sinh theo quy định.

1

1

Tiêu chuẩn 2.3:Hằng năm, trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện công tác tuyển sinh theo quy định, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan.

1

1

Tiêu chuẩn 2.4:Thực hiện đa dạng hoá các phương thức tổ chức đào tạo đáp ứng yêu cầu học tập của người học.

1

1

Tiêu chuẩn 2.5:Trường xây dựng và phê duyệt kế hoạch, tiến độ đào tạo cho từng lớp, từng khóa học của mỗi ngành hoặc nghề, theo từng học kỳ, năm học. Kế hoạch đào tạo chi tiết đến từng mô-đun, môn học, giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập phù hợp với từng hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đúng quy định.

1

1

Tiêu chuẩn 2.6:Trường tổ chức thực hiện theo kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo đã được phê duyệt.

1

1

Tiêu chuẩn 2.7:Các hoạt động đào tạo được thực hiện theo mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đã được phê duyệt; có sự phối hợp với đơn vị sử dụng lao động trong việc tổ chức, hướng dẫn cho người học thực hành, thực tập các ngành, nghề tại đơn vị sử dụng lao động; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

1

1

Tiêu chuẩn 2.8:Phương pháp đào tạo được thực hiện kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập của người học, tổ chức làm việc theo nhóm.

1

1

Tiêu chuẩn 2.9:Trường thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học.

1

1

Tiêu chuẩn 2.10:Hằng năm, trường có kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học theo đúng kế hoạch.

1

1

Tiêu chuẩn 2.11:Hằng năm, trường có báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học; có đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học; kịp thời điều chỉnh các hoạt động dạy và học theo đề xuất nếu cần thiết.

1

1

Tiêu chuẩn 2.12:Trường ban hành đầy đủ các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định.

1

1

Tiêu chuẩn 2.13:Trong quá trình đánh giá kết quả học tập của người học có sự tham gia của đơn vị sử dụng lao động và theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

1

1

Tiêu chuẩn 2.14:Tổ chức thực hiện kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định đảm bảo nghiêm túc, khách quan.

1

1

Tiêu chuẩn 2.15:Hằng năm, trường thực hiện rà soát các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ và kịp thời điều chỉnh nếu cần thiết.

1

1

Tiêu chuẩn 2.16: Trường có hướng dẫn và tổ chức thực hiện về đào tạo liên thông theo quy định.

1

1

Tiêu chuẩn 2.17: Trường có cơ sở dữ liệu về các hoạt động đào tạo và tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả.

1

0

3

Tiêu chí 3 - Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động

15

15

 

Tiêu chuẩn 3.1:Có quy định về việc tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động theo quy định.

1

1

Tiêu chuẩn 3.2: Tổ chức thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động theo quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan; thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ cho nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động theo quy định.

1

1

Tiêu chuẩn 3.3:Đội ngũ nhà giáo của trường tham gia giảng dạy đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và các tiêu chuẩn hiện hành khác nếu có.

1

1

Tiêu chuẩn 3.4:Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và không vi phạm quy chế, nội quy và quy định của trường.

1

1

Tiêu chuẩn 3.5:Trường có đội ngũ nhà giáo đảm bảo tỷ lệ quy đổi; số lượng nhà giáo cơ hữu đảm nhận khối lượng chương trình mỗi ngành, nghề đào tạo theo quy định; trường đảm bảo tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học theo quy định.

1

1

Tiêu chuẩn 3.6:Nhà giáo giảng dạy theo nội dung, mục tiêu của chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của chương trình đào tạo.

1

1

Tiêu chuẩn 3.7:Trường có chính sách, biện pháp và thực hiện các chính sách, biện pháp khuyến khích nhà giáo học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.

1

1

Tiêu chuẩn 3.8:Hằng năm, trường có kế hoạch và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy cho đội ngũ nhà giáo.

1

1

Tiêu chuẩn 3.9:Nhà giáo được bồi dưỡng, thực tập tại đơn vị sử dụng lao động để cập nhật kiến thức, công nghệ, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất theo quy định và thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

1

1

Tiêu chuẩn 3.10:Hằng năm, trường thực hiện tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ nhà giáo.

1

1

Tiêu chuẩn 3.11:Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của trường đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định và thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm được giao.

1

1

Tiêu chuẩn 3.12: Đội ngũ cán bộ quản lý của các đơn vị thuộc trường được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.

1

1

Tiêu chuẩn 3.13:Đội ngũ cán bộ quản lý của trường đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện đúng quyền hạn và nhiệm vụ được giao.

1

1

Tiêu chuẩn 3.14:Hằng năm, trường có kế hoạch và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý.

1

1

Tiêu chuẩn 3.15:Đội ngũ viên chức, người lao động của trường đủ số lượng, có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc được giao, được định kỳ bồi dưỡng nâng cao trình độ.

1

1

4

Tiêu chí 4 - Chương trình, giáo trình

15

13

 

Tiêu chuẩn 4.1:Có đầy đủ chương trình đào tạo các chuyên ngành hoặc nghề mà trường đào tạo.

1

1

Tiêu chuẩn 4.2:100% chương trình đào tạo được xây dựng hoặc lựa chọn theo quy định.

1

1

Tiêu chuẩn 4.3:Chương trình đào tạo của trường thể hiện được mục tiêu đào tạo của trình độ tương ứng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học đạt được sau tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô-đun, môn học, từng chuyên ngành hoặc nghề và từng trình độ theo quy định.

1

1

Tiêu chuẩn 4.4:Chương trình đào tạo được xây dựng có sự tham gia của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật của đơn vị sử dụng lao động; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

1

1

Tiêu chuẩn 4.5:Chương trình đào tạo đảm bảo tính thực tiễn và đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động.

1

1

Tiêu chuẩn 4.6:Chương trình đào tạo được xây dựng bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định.

1

1

Tiêu chuẩn 4.7:Ít nhất 3 năm 1 lần trường thực hiện đánh giá, cập nhật và điều chỉnh nếu có đối với chương trình đào tạo đã ban hành.

1

1

Tiêu chuẩn 4.8: Chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo có cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến liên quan đến ngành, nghề đào tạo hoặc tham khảo các chương trình đào tạo tương ứng của nước ngoài.

1

1

Tiêu chuẩn 4.9: Trước khi tổ chức đào tạo liên thông, trường căn cứ chương trình đào tạo, thực hiện rà soát các mô-đun, tín chỉ, môn học và có quyết định đối với các mô-đun, tín chỉ, môn học mà người học không phải học để đảm bảo quyền lợi của người học.

1

1

Tiêu chuẩn 4.10:Có đủ giáo trình cho các mô-đun, môn học của từng chương trình đào tạo.

1

1

Tiêu chuẩn 4.11:100% giáo trình đào tạo được xây dựng hoặc lựa chọn theo quy định để làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức.

1

1

Tiêu chuẩn 4.12:Giáo trình đào tạo cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô-đun, môn học trong chương trình đào tạo.

1

0

Tiêu chuẩn 4.13:Giáo trình đào tạo tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.

1

0

Tiêu chuẩn 4.14: Hằng năm, trường thực hiện việc lấy ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật của đơn vị sử dụng lao động, người tốt nghiệp về mức độ phù hợp của giáo trình đào tạo; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

1

1

Tiêu chuẩn 4.15:Khi có sự thay đổi về chương trình đào tạo,trường thực hiện đánh giá, cập nhật và điều chỉnh nếu có đối với giáo trình đào tạo đảm bảo yêu cầu theo quy định.

1

1

5

Tiêu chí 5 - Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện

15

12

 

Tiêu chuẩn 5.1:Địa điểm xây dựng trường phù hợp với quy hoạch chung của khu vực và mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khu đất xây dựng cần đảm bảo yên tĩnh cho việc giảng dạy và học tập; giao thông thuận tiện và an toàn; thuận tiện cho việc cung cấp điện, nước, đảm bảo khoảng cách đối với các xí nghiệp công nghiệp thải ra chất độc hại; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

1

1

Tiêu chuẩn 5.2:Quy hoạch tổng thể mặt bằng khuôn viên hợp lý, phù hợp với công năng và các yêu cầu giao thông nội bộ, kiến trúc và môi trường sư phạm; diện tích đất sử dụng, diện tích cây xanh đảm bảo theo quy định.

1

1

Tiêu chuẩn 5.3:Có đủ các khu vực phục vụ hoạt động của trường theo tiêu chuẩn: khu học tập và nghiên cứu khoa học (phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, phòng thí nghiệm và phòng học chuyên môn); khu thực hành (xưởng thực hành, thực tập, trại trường, vườn thí nghiệm); khu vực rèn luyện thể chất; khu hành chính quản trị, phụ trợ và khu phục vụ sinh hoạt cho người học và nhà giáo.

1

1

Tiêu chuẩn 5.4:Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trường (đường giao thông nội bộ; hệ thống điện; cấp thoát nước, xử lý nước thải, chất thải; thông gió; phòng cháy chữa cháy) theo quy chuẩn và đáp ứng nhu cầu đào tạo, sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt; được bảo trì, bảo dưỡng theo quy định.

1

1

Tiêu chuẩn 5.5:Phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa bảo đảm quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn cơ sở vật chất hiện hành và các yêu cầu công nghệ của thiết bị đào tạo.

1

1

Tiêu chuẩn 5.6:Trường có quy định về quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo.

1

1

Tiêu chuẩn 5.7:Phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa được sử dụng theo quy định hiện hành.

1

1

Tiêu chuẩn 5.8:Thiết bị đào tạo đáp ứng danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu theo yêu cầu đào tạo của từng trình độ đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định. Đối với các chuyên ngành hoặc nghề mà cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chưa ban hành danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu thì trường đảm bảo thiết bị đào tạo đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của chuyên ngành hoặc nghề đó.

1

1

Tiêu chuẩn 5.9:Thiết bị, dụng cụ phục vụ đào tạo được bố trí hợp lý, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức hướng dẫn thực hành; đảm bảo các yêu cầu sư phạm, an toàn vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường.

1

0

Tiêu chuẩn 5.10:Trường có quy định về quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo, trong đó có quy định về việc định kỳ đánh giá và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị đào tạo.

1

1

Tiêu chuẩn 5.11:Thiết bị đào tạo có hồ sơ quản lý rõ ràng, được sử dụng đúng công năng, quản lý, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định của trường và nhà sản xuất; hằng năm đánh giá và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng theo quy định.

1

0

Tiêu chuẩn 5.12:Trường có định mức tiêu hao vật tư hoặc định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo và có quy định về quản lý, cấp phát, sử dụng vật tư, phục vụ đào tạo; tổ chức thực hiện theo quy định đảm bảo kịp thời, đáp ứng kế hoạch và tiến độ đào tạo; vật tư được bố trí sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng.

1

0

Tiêu chuẩn 5.13:Trường có thư viện bao gồm phòng đọc, phòng lưu trữ bảo đảm theo tiêu chuẩn thiết kế. Thư viện có đủ chương trình, giáo trình đã được trường phê duyệt, mỗi loại giáo trình đảm bảo tối thiểu 05 bản in.

1

1

Tiêu chuẩn 5.14:Tổ chức hoạt động, hình thức phục vụ của thư viện trường phù hợp với nhu cầu tra cứu của cán bộ quản lý, nhà giáo và người học.

1

1

Tiêu chuẩn 5.15:Trường có thư viện điện tử, có phòng máy tính đáp ứng nhu cầu tra cứu, truy cập thông tin của nhà giáo và người học; các giáo trình, tài liệu tham khảo của trường được số hóa và tích hợp với thư viện điện tử phục vụ hiệu quả cho hoạt động đào tạo.

1

1

6

Tiêu chí 6 – Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế

5

4

 

Tiêu chuẩn 6.1:Trường có chính sách và thực hiện các chính sách khuyến khích cán bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo.

1

1

Tiêu chuẩn 6.2:Hằng năm, trường có đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến từ cấp trường trở lên phục vụ thiết thực công tác đào tạo của trường (ít nhất 01 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến đối với trường trung cấp, ít nhất 02 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến đối với trường cao đẳng).

1

1

Tiêu chuẩn 6.3:Hằng năm, trường có các bài báo, ấn phẩm của nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động đăng trên các báo, tạp chí khoa học ở trong nước hoặc quốc tế.

1

1

Tiêu chuẩn 6.4:Các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến của trường được ứng dụng thực tiễn.

1

1

Tiêu chuẩn 6.5:Có liên kết đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế; các hoạt động hợp tác quốc tế góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

1

0

7

Tiêu chí 7 - Quản lý tài chính

6

6

 

Tiêu chuẩn 7.1:Trường có quy định về quản lý, sử dụng, thanh quyết toán về tài chính theo quy định và công bố công khai.

1

1

Tiêu chuẩn 7.2:Quản lý, sử dụng các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đào tạo; tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đúng theo quy định.

1

1

Tiêu chuẩn 7.3:Trường có các nguồn lực về tài chính đảm bảo đủ kinh phí phục vụ các hoạt động của trường.

1

1

Tiêu chuẩn 7.4:Thực hiện việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán đúng quy định.

1

1

Tiêu chuẩn 7.5:Thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán; thực hiện kiểm toán theo quy định; xử lý, khắc phục kịp thời các vấn đề còn vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng tài chính khi có kết luận của các cơ quan có thẩm quyền; thực hiện công khai tài chính theo quy định.

1

1

Tiêu chuẩn 7.6:Hằng năm, trường có đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của trường; có các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài chính nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động của trường.

1

1

8

Tiêu chí 8 – Dịch vụ người học

9

9

 

Tiêu chuẩn 8.1:Người học được cung cấp đầy đủ thông tin về mục tiêu, chương trình đào tạo; quy chế kiểm tra, thi và xét công nhận tốt nghiệp; nội quy, quy chế của trường; các chế độ, chính sách hiện hành đối với người học; các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học theo quy định.

1

1

Tiêu chuẩn 8.2:Người học được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.

1

1

Tiêu chuẩn 8.3:Có chính sách và thực hiện chính sách khen thưởng, khuyến khích kịp thời đối với người học đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện. Người học được hỗ trợ kịp thời trong quá trình học tập tại trường để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

1

1

Tiêu chuẩn 8.4:Người học được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt giới tính, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân.

1

1

Tiêu chuẩn 8.5:Ký túc xá đảm bảo đủ diện tích nhà ở và các điều kiện tối thiểu (chỗ ở, điện, nước, vệ sinh, các tiện nghi khác) cho sinh hoạt và học tập của người học.

1

1

Tiêu chuẩn 6:Có dịch vụ y tế chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ; dịch vụ ăn uống của trường đáp ứng nhu cầu của người học và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

1

1

Tiêu chuẩn 8.7:Người học được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội; được đảm bảo an toàn trong khuôn viên trường.

1

1

Tiêu chuẩn 8.8:Trường thực hiện việc tư vấn việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.

1

1

Tiêu chuẩn 8.9: Hằng năm, trường tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hội chợ việc làm để người học tiếp xúc với các nhà tuyển dụng.

1

1

9

Tiêu chí 9 – Giám sát, đánh giá chất lượng

6

5

 

Tiêu chuẩn 9.1:Hằng năm, thu thập ý kiến tối thiểu 10 đơn vị sử dụng lao động về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp làm việc tại đơn vị sử dụng lao động.

1

1

Tiêu chuẩn 9.2: Hằng năm, thu thập ý kiến đánh giá tối thiểu 50% cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức và người lao động về các chính sách liên quan đến dạy và học, chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại, bổ nhiệm cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức và người lao động.

1

1

Tiêu chuẩn 9.3:Hằng năm, thu thập ý kiến đánh giá tối thiểu 30% người học đại diện các ngành, nghề đào tạo về chất lượng, hiệu quả của các hình thức, phương thức đào tạo; chất lượng dịch vụ, giảng dạy và việc thực hiện chính sách liên quan đến người học của trường.

1

1

Tiêu chuẩn 9.4:Trường thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng và kiểm định chất lượng theo quy định.

1

1

Tiêu chuẩn 9.5:Hằng năm, trường có kế hoạch cụ thể và các biện pháp thực hiện việc cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở kết quả tự đánh giá và kết quả đánh giá ngoài nếu có.

1

1

Tiêu chuẩn 9.6:Trường có tỷ lệ 80% người học có việc làm phù hợp với chuyên ngành hoặc nghề đào tạo sau 6 tháng kể từ khi tốt nghiệp.

1

0

 

3.2. Tự đánh giá theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn

3.2.1. Tiêu chí 1: Mục tiêu, sứ mạng, tổ chức và quản lý

Đánh giá tổng quát tiêu chí 1:

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc là cơ sở GDNN thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp và trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Qua từng giai đoạn phát triển, mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển trường không ngừng được điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với nhu cầu kinh tế - xã hội của ngành và địa phương. Nhiều năm qua, nhà trường từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề, góp phần cung cấp dịch vụ đa ngành, đa cấp học có chất lượng đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nhu cầu học tập suốt đời cho mọi đối tượng lao động trong  xã hội. Trường đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận là trường tiên tiến xuất sắc của khối các trường trực thuộc Bộ.

Bốn mươi năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã từng bước nghiên cứu, soạn thảo hoàn chỉnh các hệ thống văn bản quy định về tổ chức, cơ chế quản lý và thường xuyên rà soát, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh. Đến ngày 26/10/2017, Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc có 7 phòng chức năng, 6 khoa chuyên môn, 1 bộ môn và 2 Trung tâm trực thuộc Ban giám hiệu. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường thực hiện theo Quyết định số 4313/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/10/2017 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Các năm qua, công tác quản lý và tổ chức cán bộ được nhà trường quan tâm và xem đây là công tác quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường.

* Những điểm mạnh:

Trường có đủ các quyết định thành lập trường được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường được xác định rõ ràng, có văn bản quy định việc rà soát, điều chỉnh, định hướng chủ yếu vào việc đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, cơ cấu và danh mục nghề đào tạo của Trường đã cơ bản đáp ứng với tình hình kinh tế - xã hội, được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên Website của Trường.

Nhà trường có đầy đủ các văn bản quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Các đơn vị trực thuộc được phân cấp hợp lý, chủ động trong công việc. Nhà trường đã thực hiện định kỳ rà soát, điều chỉnh và bổ sung các văn bản này cho phù hợp với thực tế và điều kiện của trường. Tổ chức Đảng, các Đoàn thể tổ chức xã hội trong trường phát huy được sức mạnh tập thể, góp phần hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

* Những tồn tại:

So với các yêu cầu của tiêu chí 1, trường nhận thấy đã thực hiện đầy đủ những điều kiện đề ra, tuy nhiên để xây dựng và phát triển Trường thành trường có đào tạo 7 ngành chất lượng cao thì việc xây dựng mục tiêu và nhiệm vụ phải gắn liền với tiêu chí trường chất lượng cao của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp.

* Kế hoạch nâng cao chất lượng:

- Xây dựng mục tiêu và nhiệm vụ theo tiêu chí trường đạt chuẩn các ngành chất lượng cao và nâng cấp nhà trường thành trường đại học.

- Đào tạo bồi dưỡng giảng viên cán bộ quản lý; xây dựng chương trình, giáo trình, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị để đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế, khu vực và quốc gia và trở thành trường Đại học vùng nam Tây Nguyên.

Tiêu chuẩn 1.1: Mục tiêu và sứ mạng của trường được xác định cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thể hiện được vai trò của trường trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương, ngành và được công bố công khai.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Trường Trung học Kỹ thuật Nông nghiệp Bảo Lộc được thành lập theo Quyết định số: 250-NN/TC/QĐ ngày 8 tháng 12 năm 1976 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn. Quá trình phát triển đến ngày 04 tháng 08 năm 1989, Bộ NNPTNT ra Quyết định số: 318-NN/TCQĐ đổi tên trường thành trường Trung học Kỹ thuật và Dạy nghề Bảo Lộc. Đến năm 2009 trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc, theo Quyết định 3549/QĐ -BGD ĐT ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (1.1.01. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Cao đẳng Công nghệ và kinh tế Bảo Lộc).

Quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc được nhất trí thông qua ở quyết định số 4313/QĐ-BNN-TCCB trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt (1.1.02. Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trường).

Căn cứ đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2020 định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận tập trung phát triển nhân lực chia theo khối ngành: khối ngành nông, lâm, thủy sản; khối ngành công nghiệp, xây dựng; khối ngành dịch vụ... Trong giai đoạn 2011-2020 nhóm ngành nông nghiệp công nghệ cao bao gồm: Ngành công nghiệp Điện - Điện tử và Cơ khí, trồng trọt (1.1.03. Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2020).

Chức năng, nhiệm vụ của trường có nội dung rõ ràng được công bố công khai trên website của nhà trường, sổ tay sinh viên, các ấn phẩm và ngoài xã hội (1.1.04. Hình thức công bố mục tiêu, sứ mạng nhà trường). Trên website nhà trường và trong sổ tay HSSV, nhà trường đã xác định tầm nhìn, sứ mạng của mình và mục tiêu ngành nghề, nội dung chương trình đào tạo để cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động học tập, quy chế thi kiểm tra, điều kiện được cấp học bổng, cơ hội học liên thông, cơ hội việc làm nhằm kiến tạo động cơ học tập tích cực cho HSSV các hệ nghề của trường (1.1.05. Nội dung thông tin cụ thể được in trong sổ tay HSSV và cập nhật liên tục trên website nhà trường www.blc.edu.vn).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 1.2: Trường thực hiện phân tích, đánh giá nhu cầu nhân lực của địa phương hoặc ngành để xác định các ngành, nghề đào tạo và quy mô đào tạo phù hợp.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Trong chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc giai đoạn 2009 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu chiến lược của nhà trường cũng chỉ rõ “ Đổi mới cơ bản và toàn diện mang lại điều kiện làm việc thuận lợi, phát huy cao độ trí tuệ, năng lực của cán bộ, giảng viên nhà trường cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi cho người học để không ngừng nâng cao chất lượng học tập với những kỹ năng tiên tiến hiện đại và những kiến thức cần thiết để tiến thân lập nghiệp; phấn đấu trở thành trường Cao đẳng trọng điểm quốc gia phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn khu vực Tây Nguyên; phát triển thương hiệu của trường rộng rãi trong nước, trong khu vực và quốc tế” (1.2.01.Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số 37/2012/CNĐKHĐ-TCDN; 1.2.02. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp số 95/2017/GCNĐKHĐ-TCDN).

Căn cứ đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2020, định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận tập trung phát triển nhân lực chia theo khối ngành: khối ngành nông, lâm, thủy sản; khối ngành công nghiệp, xây dựng; khối ngành dịch vụ.... Trong giai đoạn 2011-2020 nhóm ngành nông nghiệp công nghệ cao bao gồm: Ngành công nghiệp Điện - Điện tử, Cơ khí và Chăn nuôi - trồng trọt. (1.2.03. Tài liệu thể hiện phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương).

Đối với hệ đào tạo nghề, nhà trường cũng định hướng, xây dựng chương trình đào tạo những ngành nghề chủ lực đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. nhất là đối với những nhóm nghề trọng điểm như: điện công nghiệp, công nghệ ô-tô, chăn nuôi, trồng trọt và công nghệ thông tin. Hàng năm việc tuyển sinh và đào tạo luôn đáp ứng được nhu cầu của người học và thị trường lao động. Do đó các nghề đào tạo của trường hiện nay phù hợp với nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, nhu cầu của người học và của xã hội.

Điểm tự đánh giá: 0 điểm

Tiêu chuẩn 1.3: Trường ban hành văn bản quy định về tổ chức quản lý theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trong trường theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Trường Trung học Kỹ thuật Nông nghiệp Bảo Lộc được thành lập theo Quyết định số: 250-NN/TC/QĐ ngày 8 tháng 12 năm 1976 của Bộ Nông Nghiệp. Quá trình phát triển đến ngày 04 tháng 08 năm 1989, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định số: 318-NN/TCQĐ đổi tên trường thành trường Trung học Kỹ thuật và Dạy nghề Bảo Lộc. Đến năm 2009 trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc, theo Quyết định 3549/QĐ -BGD ĐT ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (1.3.01. Quyết định về việc Thành lập Trường Cao đẳng Công nghệ và kinh tế Bảo Lộc).

            Để đảm bảo hoạt động của đơn vị được hợp lý, Trường đã tiến hành rà soát và kiện toàn lại toàn bộ các đơn vị phòng, khoa, tổ bộ môn (1.3.02. Các quyết định thành lập khoa, bộ môn, phòng, trung tâm).

Ngoài ra, để quản lý toàn trường theo hướng đảm bảo quyền tự chủ và chịu trách nhiệm của các đơn vị trong trường, Trường đã ban hành đầy đủ các qui định về tổ chức và các quy chế khác như: Quy chế chi tiêu nội bộ (1.3.03. Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường).

Điểm tự đánh giá : 1 điểm

Tiêu chuẩn 1.4: Hằng năm, các văn bản quy định về tổ chức và quản lý của trường được rà soát, thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Cơ chế quản lý của trường được căn cứ theo các quy định của pháp luật và Điều lệ của trường, hàng năm đều tiến hành rà soát, bổ sung và điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của trường (1.4.01. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Cao Đẳng Công nghệ và kinh tế Bảo Lộc 2010; 1.4.02. Quyết định về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường 2018; 1.4.03. Văn bản quy định về tổ chức và quản lý của nhà trường 2018)

Để đảm bảo tính dân chủ và hiệu quả hoạt động, hàng năm trường tổ chức hội nghị cán bộ viên chức tổng kết những kết quả hoạt động trong năm và đưa những kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể cho năm tiếp theo dựa trên những đóng góp ý kiến của CBGV – CNV.

Điểm tự đánh giá : 1 điểm

Tiêu chuẩn 1.5: Các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường được phân công, phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với cơ cấu ngành nghề, quy mô đào tạo và mục tiêu của trường.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Hoạt động của Trường có sự phân công, phân cấp hợp lý, rõ ràng, có quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Khoa, ban, đơn vị trực thuộc. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng, khoa được cụ thể hoá từ chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ Trường (1.5.01. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường).

Ban hành các quyết định về qui định chức năng, nhiệm vụ cho các phòng, khoa cụ thể, không chồng chéo, nguyên tắc hoạt động của các đơn vị là giao quyền chủ động về công tác quản lý cho Trưởng đơn vị, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công việc được phân công và có sự phối hợp công tác giữa các khoa với nhau, giữa các khoa với các phòng chức năng, các trung tâm thuộc Trường (1.5.02. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề 2012; 1.5.03. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp 2017).

Do đó, trong những năm qua các đơn vị trong trường hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình và tất cả đều hoàn thành nhiệm vụ được giao (1.5.04. Báo cáo tổng kết quả thực hiện nghị quyết Hội nghị viên chức).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 1.6: Hội đồng trường hoặc hội đồng quản trị, các hội đồng tư vấn, các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định và có hiệu quả.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Căn cứ việc thành lập trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc theo Quyết định 549/QĐ - BGD ĐT ngày 19 tháng 5 năm 2009 của  Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều lệ Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt; tờ trình về việc đề nghị thành lập Hội đồng trường Cao đẳng Công nghệ và kinh tế Bảo Lộc nhiệm kỳ 2015 – 2020 trình Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 05/12/2017; vào ngày 23 tháng 11 năm 2017 trường đã tiến hành Hội nghị toàn thể để xác định số lượng và cơ cấu Hội đồng trường (1.6.01.Tờ trình đề nghị thành lập Hội đồng Trường Cao đẳng Công nghệ và kinh tế Bảo Lộc).

Tại chương III của Điều lệ trường quy định cơ cấu tổ chức và nhân sự của trường như sau:

- Hội đồng  giáo dục

- Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng.

- Các Hội đồng tư vấn.

- Các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Tổ chức, hành chính; Phòng Quản trị, Phòng Đào tạo và quản lý khoa học, phòng Khảo thí & Kiểm định chất lượng, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Công tác học sinh- sinh viên.

- Các Khoa, Bộ môn: Khoa Kinh tế, Khoa cơ điện, Khoa Trồng trọt, Bộ môn Quản lý đất đai, Khoa Chăn nuôi -Thú y, Khoa Công nghệ thông tin - Ngoại ngữ, Bộ môn Chính trị và pháp luật.

- Các Trung tâm: Trung tâm Tin học ngoại ngữ, Trung tâm Tuyển sinh và Hỗ trợ việc làm.

            - Tổ chức cơ sở Đảng, Đoàn thể, Công đoàn, Đoàn thanh niên.

Trên cơ sở cơ cấu tổ chức và nhân sự của trường quy định tại Điều lệ trường, nhà trường đã ra Quyết định thành lập các Phòng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm trực thuộc. Trong Quy chế hoạt động của các đơn vị Phòng ban chức năng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm đã thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền tự chủ để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đảm bảo đúng quy định của pháp luật Nhà nước về tổ chức bộ máy; đúng điều lệ Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc do đó nhà trường có sự phân công, phân cấp hợp lý, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong trường (1.6.04. Các Quyết định về việc thành lập các phòng, khoa, bộ môn, trung tâm).

Từ năm 2011 đến nay, qua 03 lần đánh giá đã giúp trường nêu bật được những điểm mạnh cần phát huy và những điểm không phù hợp cần cải thiện cho tất cả các đơn vị trong trường, góp phần rất lớn và quan trọng trong việc xây dựng, thực thi chức năng, nhiệm vụ đào tạo đạt hiệu quả cao nhất cho đơn vị.

Điểm tự đánh giá: 0 điểm

Tiêu chuẩn 1.7: Trường xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Ngay sau khi được nâng cấp thành trường Cao đẳng, nhà trường đã thành lập phòng Khảo thí & Kiểm định chất lượng vào ngày 21 tháng 10 năm 2009. Phòng khảo thí và KĐCL có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo điều 45 của Điều lệ trường Cao Đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (1.7.03. Quyết định thành lập phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng số 70/QĐ-TCHC).

Nhiệm vụ của phòng Khảo thí & Kiểm định chất lượng đã tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đảm bảo chất lượng của nhà trường. Phòng là đầu mối trong việc triển khai hoạt động xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH. Đến thời điểm hiện tại, các công việc của các Phòng, Khoa, Trung tâm đều đang triển khai xây dựng quy trình nộp về cho Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng để xây dựng sổ tay bảo đảm chất lượng, chính sách chất lượng. Sau khi xây dựng xong Hệ thống bảo đảm chất lượng sẽ vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng, đánh giá hệ thống và rà soát điều chỉnh hệ thống hàng năm.

Hàng năm, các phòng khoa, ban, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ thực hiện theo đúng quy trình đảm bảo chất lượng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Nhà trường và các cấp khen thưởng.

Điểm tự đánh giá: 0 điểm

Tiêu chuẩn 1.8: Trường có bộ phận phụ trách thực hiện công tác quản lý, đảm bảo chất lượng đào tạo và hng năm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Năm 2009, Phòng Khảo thí và ĐBCL được thành lập có chức năng nhiệm vụ tham mưu, đề xuất nhà trường để xây dựng và triển khai các kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực khảo thí và đảm bảo chất lượng như: hoạt động tự đánh giá chất lượng trường; tự đánh giá chất lượng chương trình; xây dựng, vận hành, đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng trường; kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động dạy học; hội giảng giảng viên; đánh giá chất lượng giảng viên; xây dựng ngân hàng đề thi; xây dựng chương trình đào tạo, môn học/mô đun (1.8.01. Quyết định thành lập phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng số 70/QĐ-TCHC)

Hằng năm, phòng đều tham mưu nhà trường tổ chức Hội thi giảng viên dạy giỏi, có dự giờ, đánh giá và khen thưởng, động viên khuyến khích giảng viên tham gia giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp bộ và đạt được nhiều thành tích cao. Cuối mỗi năm học, phòng đều tiến hành tổng kết đánh giá công tác kiểm định chất lượng, xây dựng, vận hành, rà soát đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng, từ đó phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế của tất cả các hoạt động này (1.8.02. Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị viên chức năm học).

Sau gần 10 năm được thành lập, được sự quan tâm của Ban giám hiệu, sự phối hợp chặt chẽ của các phòng chức năng, khoa chuyên môn cùng với sự nỗ lực của cán bộ, viên chức, Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng đã cơ bản thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ theo quy định, góp phần không nhỏ vào việc duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục nghề nghiệp của nhà trường (1.8.03. Báo cáo tổng kết hàng năm của phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 1.9: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường phát huy được vai trò lãnh đạo, hoạt động đúng điều lệ và theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Đảng bộ Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc có 5 Chi bộ với 65 Đảng viên (Đảng viên chính thức 60 đồng chí, Đảng viên dự bị 04 đồng chí, 3 đồng chí chờ chuyển sinh hoạt). Là Đảng bộ trực thuộc Thành ủy Bảo Lộc, giữ vai trò định hướng hoạt động đơn vị, là Trung tâm tạo sự đoàn kết của nhà trường, tạo điều kiện cho các đoàn thể phát huy tính chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động; Đảng bộ thực hiện nhiệm vụ theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ Trường nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đảng bộ nhà trường duy trì tốt việc sinh hoạt định kỳ, đúng quy định. Đảng bộ đã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 03/TW về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với chủ điểm sinh hoạt từng năm; Nghị quyết Trung ương 4 về "Vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay" (1.9.01. Quyết định chuẩn y Ban chấp hành Đảng bộ trường Cao đẳng Công nghệ và kinh tế Bảo Lộc; 1.9.02. Nghị quyết Đảng Ủy hàng tháng).

Ngoài ra, Đảng bộ cũng đã đào tạo bồi dưỡng quần chúng ưu tú từ những đoàn viên công đoàn và đoàn thanh niên. Với kết quả phân loại đảng viên hàng năm, 100% đảng viên trong Đảng bộ đạt đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, Đảng bộ được Thành ủy công nhận "Đảng bộ trong sạch vững mạnh" năm 2015, "Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu" 2016.Đảng bộ đã lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao (1.9.04. Báo cáo tổng kết  công tác xây dựng Đảng và phương hướng nhiệm vụ năm mới; 1.9.05. Quyết định công nhận tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch, vững mạnh).

Điểm tự đánh giá : 1 điểm

Tiêu chuẩn 1.10: Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường hoạt động theo đúng điều lệ của tổ chức mình và theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, các đoàn thể và tổ chức xã hội trong nhà trường ra đời như Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban Nữ công,.. đã cùng với chính quyền luôn đoàn kết, sáng tạo trong hoạt động theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của trường, phấn đấu xây dựng, phát triển nhà trường trở thành một cơ sở giáo dục và đào tạo có uy tín và thương hiệu (1.10.01. Quyết định thành lập Đoàn TNCSHCM; Quyết định thành lập ban nữ công quần chúng).

Hằng năm, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Ban nữ công đã phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy và chính quyền nhà trường để tổ chức cho CBCNVC, người lao động và HSSV tham gia học tập, quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tổ chức các hoạt động văn hoá – nghệ thuật, thể dục thể thao nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm; phát động và tổ chức có hiệu quả, chất lượng phong trào thi đua “Dạy tốt Học tốt” với các hoạt động như dự giờ giảng viên, thao giảng, thi giảng viên giỏi các cấp, hướng dẫn HSSV tham gia NCKH, tổ chức các hoạt động tình nguyện, nhân đạo (1.10.02. Chương trình công tác đoàn và phong trào thanh niên – năm học 2017-2018; (1.10.04. Điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh).

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ nhà trường cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban giám hiệu, các phòng chức năng, khoa chuyên môn và các đơn vị trong nhà trường, các đoàn thể và tổ chức xã hội trong nhà trường đã hoạt động theo đúng Điều lệ, tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật. Nhiều tập thể, cá nhân thuộc các đoàn thể và tổ chức xã hội trong nhà trường đã được tặng thưởng nhiều Danh hiệu, Bằng khen, Giấy khen,.. của các đoàn thể và tổ chức xã hội các cấp về những thành tích đã đạt được trong công tác triển khai thực hiện chức năng và nhiệm vụ (1.10.05. Báo cáo sơ kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên; 1.10.06. Quyết định khen thưởng của Tỉnh Đoàn Lâm Đồng).

Điểm tự đánh giá : 1 điểm

Tiêu chuẩn 1.11: Trường có quy định và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của trường theo quy định nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Hằng năm rà soát, cải tiến phương pháp, công cụ kiểm tra, giám sát.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Căn cứ theo Thông tư 20/2010 /TT- BLĐTBXH ngày 26/7/2010 của Bộ Lao động TB&XH về việc tự thanh tra, kiểm tra các hoạt động trong nhà trường, hàng năm Trường đều xây dựng kế hoạch kiểm tra các mặt công tác như: công tác đào tạo, công tác lưu trữ, công tác bảo dưỡng sửa chữa phương tiện, hồ sơ giảng viên để đảm bảo thực hiện tốt Quy chế đào tạo nghề Trường đã ban hành; giám sát chặt chẽ và chấn chỉnh kịp thời hoạt động của cán bộ, giảng viên, nhân viên và các đơn vị trong Trường. Việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên bằng các sổ theo dõi hoặc do các ban kiểm tra được thành lập theo quyết định kiểm tra và Ban thanh tra nhân dân. Sau mỗi đợt kiểm tra đều có báo cáo đánh giá và kiểm điểm tại cuộc họp giao ban để rút kinh nghiệm và chấn chỉnh sai phạm (1.11.02 – Kế hoạch kiểm tra, giám sát các hoạt động của trường hàng năm).

Trên cơ sở báo cáo kết quả của Ban thanh tra, các phòng, khoa chức năng về các hoạt động hàng ngày, hàng tháng qua cuộc họp giao ban, Nhà trường sẽ đánh giá tổng thể các hoạt động của đơn vị trong tháng và đề ra phương pháp, biện pháp khắc phục những tồn tại. Qua từng học kỳ, năm học Nhà trường sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá việc thực hiện các hoạt động trong trường, xác định được mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân và từ đó đưa ra cách khắc phục, hạn chế.

Điểm tự đánh giá : 0 điểm

Tiêu chuẩn 1.12: Trường có văn bản và thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước cho các đối tượng được thụ hưởng; thực hiện chính sách bình đẳng giới theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Nhà trường đã ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, đảm bảo mọi quyền lợi cho các CBCNVC theo quy định (1.12.01. Các quy định về việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi đối với đối tượng được hưởng thụ).

Hàng năm, công tác giải quyết các chế độ bảo hiểm cho người nghỉ hưu, nghỉ thai sản, chế độ thâm niên, tăng lương trước thời hạn, công tác đánh giá, phân loại; công tác thi đua, khen thưởng đối với cán bộ, viên chức luôn được nhà trường quan tâm đúng mức, kịp thời. Đây là một yếu tố rất quan trọng để động viên, thúc đẩy cán bộ, giảng viên và nhân viên của nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mình trong nhà trường (1.12.02. Báo cáo liên quan đến cá nhân được hưởng chế độ chính sách ưu đãi).

Nhà trường thực hiện chính sách bình đẳng giới theo Nghị định số 48/2009/NĐ-CP  quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, mọi cán bộ, GV, CNV nam nữ đều có quyền bình đẳng như nhau trong công việc (1.12.03. Báo cáo về việc bình đẳng giới).

Điểm tự đánh giá : 1 điểm

3.2.2. Tiêu chí 2: Hoạt động đào tạo

Đánh giá tổng quát tiêu chí 2

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc đào tạo 03 cấp trình độ: Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp. Trong quá trình tuyển sinh, nhà trường luôn thực hiện theo đúng quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH và đã ban hành quy chế tuyển sinh riêng phù hợp với điều kiện của trường. Việc đa dạng hóa các phương thức đào tạo luôn được nhà trường quan tâm, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người học cũng như nhu cầu của thị trường lao động. Để đảm bảo chất lượng của các cấp độ đào tạo, Trường đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý và nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên. Với những nỗ lực của Ban Giám hiệu và đội ngũ CBCNV đã mang lại hiệu quả cao trong hoạt động dạy và học.

* Những điểm mạnh

- Nhà trường ban hành chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo và công bố công khai, xây dựng và ban hành quy chế tuyển sinh theo quy định.

- Thực hiện đa dạng hoá các phương thức tổ chức đào tạo đáp ứng yêu cầu học tập của người học. Trường xây dựng và phê duyệt kế hoạch, tiến độ đào tạo cho từng lớp, từng khóa học của mỗi ngành hoặc nghề, theo từng học kỳ, năm học. Kế hoạch đào tạo chi tiết đến từng mô đun, môn học, giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập phù hợp với từng hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đúng quy định. Trường thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học.

- Trường ban hành đầy đủ các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định.

* Những tồn tại

- Số lượng trang thiết bị, mô hình công cụ phục vụ cho giảng dạy theo phương pháp tích hợp còn hạn chế.

- Thông tin về HSSV sau khi tốt nghiệp và thông tin về việc làm chưa được cập nhật thường xuyên trên website nhà trường.

- Công tác tuyển sinh hằng năm còn hạn chế về số lượng HSSV nhập học, chênh lệch HSSV nhập học giữa các khoa chuyên môn còn cao.

* Kế hoạch nâng cao chất lượng

- Năm học 2018 - 2019, nhà trường tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, chỉ đạo các khoa chuyên môn và giảng viên tiếp tục xây dựng giáo án điện tử. Tăng cường đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước chi cho hoạt động đào tạo để tăng cường và hiện đại hóa trang thiết bị đào tạo.

- Cập nhật thường xuyên thông tin của HSSV sau khi tốt nghiệp để kịp thời điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo, đa dạng hóa loại hình đào tạo cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Tiếp tục đổi mới quy chế tuyển sinh phù hợp hơn với điều kiện thực tế hiện nay. Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp tại các trường THPT, các trường THCS, mở rộng địa bàn tuyển sinh, tiếp tục đa dạng hóa ngành nghề và hình thức đào tạo, đẩy mạnh hoạt động liên kết với doanh nghiệp tuyển theo địa chỉ để tạo nguồn cho công tác tuyển sinh và giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp.

Tiêu chuẩn 2.1: Các ngành, nghề đào tạo của trường được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.Trường ban hành chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo và công bố công khai để người học và xã hội biết.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Nhà trường hiện đang đào tạo 15 ngành cao đẳng, 16 nghề trung cấp và tất cả các nghề đào tạo đã được Tổng cục GDNN cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN (2.1.01. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN 2012; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN 2017).

Nhà trường đã thống kê các ngành đào tạo của trường hằng năm và đã xây dựng, ban hành chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo các ngành (2.1.02. Danh mục các chương trình đào tạo; 2.1.03. Bảng tổng hợp chuẩn đầu ra của người tốt nghiệp khóa đào tạo).

Chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo đã được tổ chức lấy ý kiến qua việc khảo sát đối với người học, nhà giáo và cán bộ quản lý trong toàn trường trước khi được công bố trên trang website của nhà trường (2.1.04. Chuẩn đầu ra công bố trên Website của trường; 2.2.05. Phiếu khảo sát và bảng tổng hợp kết quả khảo sát chương trình đào tạo phù hợp với chuẩn đầu ra năm học).

Điểm tự đánh giá : 1 điểm

Tiêu chuẩn 2.2:Trường xây dựng và ban hành quy chế tuyển sinh theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Căn cứ giấy phép đăng ký hoạt động GDNN, giao chỉ tiêu đào tạo Bộ NN-PTNT, tình hình thực tế của trường, nhu cầu của xã hội và của người học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch tuyển sinh, ra thông báo tuyển sinh và tổ chức công tác tuyển sinh hàng năm. Năm 2018, nhà trường đã chủ động xây dựng và ban hành Quy chế tuyển sinh căn cứ vào Thông tư số 05/2017/TT – BLĐTBXH ngày 02/3/2017 về việc quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng và thông tư số 31/2017/ TT – BLĐTBXH ngày 28/12/2017 về việc quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa học, vừa làm (2.2.01. Quyết định v/v ban hành quy chế tuyển sinh năm; Quy chế tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng hệ chính quy năm).

Điểm tự đánh giá : 1 điểm

Tiêu chuẩn 2.3:Hằng năm, trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện công tác tuyển sinh theo quy định, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Hàng năm, nhà trường đã xác định và xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh gửi Bộ NN-PTNT phê duyệt, chủ động xây dựng kế hoạch tuyển sinh, ra các quyết định liên quan đến công tác tuyển sinh, báo cáo công tác tuyển sinh với Bộ NN-PTNT, tổ chức kiểm tra công tác tuyển sinh và tổ chức lấy ý kiến đối với công tác tuyển sinh đảm bảo đúng theo quy định, khách quan (2.3.01. Đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh với BNN-PTNN, Kế hoạch tuyển sinh; 2.3.02. Thông báo tuyển sinh; 2.3.03. Quyết định thành lập hội đồng truyển sinh; 2.3.04. Bộ Hồ sơ đăng ký học; 2.3.05. Hồ sơ liên quan đến xét tuyển; 2.3.06. Biên bản xét duyệt điểm trúng tuyển; 2.3.07. Báo cáo về tuyển sinh; 2.3.08. Quyết định thành lập ban thanh tra công tác tuyển sinh, Biên bản kiểm tra công tác tuyển sinh; 2.3.09. Quyết định v/v biên chế các lớp; 2.3.10. Phiếu khảo sát và bảng tổng hợp về công tác tuyển sinh).

Do vậy, trong các năm học vừa qua, chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường luôn ở mức khá so với các trường Trung cấp, Cao đẳng trực thuộc Bộ NN-PTNT.

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 2.4: Thực hiện đa dạng hoá các phương thức tổ chức đào tạo đáp ứng yêu cầu học tập của người học.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Nhà trường có chủ trương từ đầu các năm học trong việc đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của người học hiện nay. Trong các năm học vừa qua nhà trường đã nghiên cứu và ban hành quy chế đào tạo, kế hoạch đào tạo các ngành học, bậc học, khóa học rõ ràng, khoa học và phù hợp với các đối tượng người học từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV tham gia các lớp học (2.4.01. Quy chế đào tạo của trường theo Thông tư số 22/2014/TT-BGDĐT và Quy chế đào tạo Cao đẳng theo hệ thống tín chỉ theo quyết định của Văn bản hợp nhất số 17/VNHN-BGDĐT; 2.4.02. Kế hoạch đào tạo).  

Căn cứ số lượng HSSV đăng ký tham gia các lớp học theo từng ngành, từng bậc học đang được trường đào tạo, phòng Đào tạo đã xây dựng quyết định biên chế lớp học và đề ra phương thức đào tạo cụ thể phù hợp với điều kiện nhà trường, điều kiện của HSSV tham gia lớp học. Ngoài ra, nhà trường cũng chủ động khảo sát hằng năm về quy chế, kế hoạch và phương thức đào tạo các lớp đang học tập tại trường (2.4.03. Hồ sơ biên chế lớp; 2.4.04. Phiếu khảo sát và bảng tổng hợp  ý kiến).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 2.5: Trường xây dựng và phê duyệt kế hoạch, tiến độ đào tạo cho từng lớp, từng khóa học của mỗi ngành hoặc nghề, theo từng học kỳ, năm học. Kế hoạch đào tạo chi tiết đến từng mô đun, môn học, giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập phù hợp với từng hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đúng quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Trên cơ sở chương trình khung, chương trình chi tiết các môn học/mô đun đã được Bộ LĐTBXH xét duyệt, nhà trường đã ban hành và thực hiện các chương trình đào tạo cho từng ngành đã được Bộ cấp giấy phép đào tạo,từ đó phòng Đào tạo đã xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khóa cho tất cả các nghề bao gồm mục tiêu đào tạo, kế hoạch toàn khóa, học kỳ và lịch học cho các lớp học theo từng tháng, tuần. Kế hoạch phân bổ thời gian học tập, thực tập và dự kiến lịch thi tốt nghiệp cho từng khoá đào tạo trong nhà trường (2.5.01. Danh sách các lớp và khóa học; 2.5.02. Kế hoạch, tiến độ đào tạo của các lớp, khóa học; 2.5.03. Quyết định ban hành chương trình các ngành đào tạo; 2.5.04. Kế hoạch giảng dạy và học tập chuyên môn).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 2.6: Trường tổ chức thực hiện theo kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo đã được phê duyệt.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Trên cơ sở thời gian đào tạo cho từng hệ đào tạo được xây dựng trong khung chương trình của các ngành nghề đã được Bộ LĐTBXH phê duyệt cấp giấy phép đào tạo và kết quả tuyển sinh hàng năm theo nguyện vọng đăng ký ngành học của HSSV, phòng Đào tạo & QLKH xây dựng các kế hoạch tiến độ đào tạo toàn khóa trình Ban giám hiệu phê duyệt. Từ kế hoạch đào tạo toàn khóa, phòng Đào tạo & QLKH có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch giảng dạy cho từng lớp thuộc các hệ trung cấp, cao đẳng để thực hiện theo đúng tiến độ đào tạo đã được xây dựng trong các khung chương trình. Lịch học (thời khóa biểu) được xây dựng theo học kỳ, tháng, tuần tùy theo hệ đào tạo, vị trí đào tạo trong trường hay tại các địa điểm liên kết (2.6.01. Kế hoạch giảng dạy và học tập chuyên môn).

Dựa vào kế hoạch giảng dạy, giảng viên chủ động chuẩn bị hồ sơ giảng dạy để đạt được mục tiêu trong mỗi tiết giảng đã được xây dựng trong giáo án (2.6.02. Dự kiến khối lượng năm học; 2.6.03. Hồ sơ giảng viên).

Trong quá trình giảng viên lên lớp, Ban Thanh tra và kiểm soát nội bộ nhà trường luôn kiểm tra, giám sát (thường xuyên, đột xuất) để đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp đồng thời tiến độ đào tạo không bị sai lệch theo kế hoạch đã được phê duyệt (2.6.04. Biên bản, báo cáo kiểm tra về hoạt động giảng dạy của giảng viên trên giảng đường).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 2.7: Các hoạt động đào tạo được thực hiện theo mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đã được phê duyệt; có sự phối hợp với đơn vị sử dụng lao động trong việc tổ chức, hướng dẫn cho người học thực hành, thực tập các ngành, nghề tại đơn vị sử dụng lao động; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

Mô tả, phân tích, nhận định:

            Trong quá trình đào tạo, nhà trường có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp dưới các hình thức như tiếp nhận và đào tạo HSSV tham gia học kỳ doanh nghiệp, thực tập tốt nghiệp. (2.7.01. Biên bản thỏa thuậngiữa nhà trường với các doanh nghiệpv/v cho người học thực hành, thực tập; 2.7.02. Kế hoạch tham gia học kỳ doanh nghiệp, thực tập tốt nghiệp; 2.7.03. Quyết định phân công HSSV và giảng viên hướng dẫn tại các doanh nghiệp;2.7.04. Danh sách giảng viên hướng dẫn học kỳ doanh nghiệp, thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp; 2.7.05. Đề cương học kỳ doanh nghiệp, thực tập tốt nghiệp; 2.7.06. Danh sách HSSV tham gia học kỳ doanh nghiệp, thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp).

Trong quá trình đi học kỳ doanh nghiệp, thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cả HSSV và giảng viên. Tuy nhiên, để có những đợt thực hành, thực tập đạt hiệu quả tốt nhất nhà trường luôn có những quy định rất chặt chẽ, rõ ràng bắt buộc cả HSSV và giảng viên phải tuân thủ trước, trong và sau khi đi thực hành, thực tập tại doanh nghiệp (2.7.07. Báo cáo kết quả học kỳ doanh nghiệp, thực tập tốt nghiệp).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 2.8: Phương pháp đào tạo được thực hiện kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập của người học, tổ chức làm việc theo nhóm.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Chương trình đào tạo của nhà trường có mục tiêu cụ thể về nội dung chương trình giáo dục đảm bảo đúng quy chế đào tạo Cao đẳng, trung cấp của Bộ LĐTBXH ban hành, phù hợp với đào tạo của địa phương. Các khoa luôn thực hiện theo đúng kế hoạch giảng dạy, đảm bảo kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn theo quy định (2.8.01. Sổ lên lớp; 2.8.02. Sổ tay giảng viên; 2.8.03. Giáo án).

Trong những năm qua, nhà trường luôn quan tâm đến công tác đổi mới phương pháp đào tạo thông qua việc tổ chức các hội nghị/ hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực tự học, phát huy tính tích cực, khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Đổi mới phương pháp dạy và học đòi hỏi người giảng viên khi lên lớp phải hạn chế thuyết trình bài giảng, tăng cường hoạt động thảo luận và thực hành rèn luyện kỹ năng đối với HSSV, buộc HSSV phải chủ động, tích cực làm việc trong từng giờ học dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Giảng viên có vai trò định hướng, tư vấn về phương pháp học tập và giới thiệu cho HSSV các tài liệu học tập cần thiết.

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, hàng năm, nhà trường có kế hoạch khảo sát ý kiến của giảng viên, HSSV về hoạt động giảng dạy của nhà trường. Từ đó, có nhà trường có định hướng, đề xuất kế hoạch đổi mới phương pháp đào tạo cho đội ngũ giảng viên (2.8.04. Biên bản dự giờ, Biên bản kiểm tra hoạt động giảng dạy; 2.8.05. Phiếu khảo sát và bảng tổng hợp kết quả khảo sát người học về phương pháp đào tạo).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 2.9: Trường thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Trong những năm qua, nhà trường đã tin học hóa công tác quản lý đào tạo, sử dụng phần mềm quản lý trong công tác tuyển sinh đầu vào, quản lý quá trình dạy học, nhập điểm, tính điểm của HSSV. Công tác quản lý thư viện và các hoạt động quản lý tài chính cũng được tin học hóa (2.9.01. Phần mềm quản lý chương trình đào tạo, môn học và điểm).

Hiện tại, các phòng học và nhà xưởng đều được trang bị máy chiếu, giảng viên sử dụng các bài giảng điện tử và một số khoa chuyên môn sử dụng phần mềm mô phỏng để giảng dạy cho HSSV góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy (2.9.02. Phần mềm mô phỏng thực hành).

Hằng năm, nhà trường cũng đã tiến hành khảo sát học viên, giảng viênđể đánh giá hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy, học tập (2.9.03. Phiếu khảo sát và bảng tổng hợp kết quả khảo sát ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 2.10:Hằng năm, trường có kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học theo đúng kế hoạch.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Hằng năm, công tác kiểm tra hoạt động dạy và học luôn được nhà trường quan tâm, phòng Đào tạo và QLKH kết hợp với hội đồng dự giờ nhà trường, khoa chuyên môn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hoạt động dạy và học dựa trên kế hoạch từ đầu các năm học và có báo cáo tổng kết vào từng học kỳ của năm học để từ đó có giải pháp quản lý được tốt hơn (2.10.01. Kế hoạch dự giờ, Kế hoạch theo dõi tiến độ giảng dạy; 2.10.02. Biên bản dự giờ, Sổ theo dõi giờ dạy; 2.10.03. Biên bản tổng hợp đánh giá giờ giảng, Biên bản đánh giá dự giờ).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 2.11:Hằng năm, trường có báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học; có đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học; kịp thời điều chỉnh các hoạt động dạy và học theo đề xuất nếu cần thiết.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Hằng năm, công tác kiểm tra hoạt động dạy và học được phòng Đào tạo và QLKH của nhà trường kết hợp với hội đồng dự giờ, khoa chuyên môn báo cáo định kỳ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chung của nhà trường (2.11.01. Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học).

Qua công tác kiểm tra hoạt động dạy và học để đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh các hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Nhà trường đã tổ chức nhiều cuộc họp trao đổi về việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giảng dạy để đội ngũ giảng viên, kịp thời điều chỉnh các hoạt động giảng dạy, tích cực đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy (2.11.02. Danh sách các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học; 2.11.03. Báo cáo kết quả điều chỉnh hoạt động dạy và học).

Hằng năm, nhà trường tiến hành khảo sát giảng viênđể đánh giá hiệu quả các đề xuất nâng cao chất lượng dạy và học để từ đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh để áp dụng tốt hơn cho năm học sau (2.11.04. Phiếu khảo sát và bảng tổng hợp kết quả khảo sát).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 2.12:Trường ban hành đầy đủ các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Căn cứquy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành theo Quyết định số 14/2007- QĐ-BLĐTBXH ngày 24/5/2007,  nhà trường xây dựng và áp dụng quy chế đào tạo đầu mỗi năm học, trong đó thể hiện rõ quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ. Năm 2017, căn cứ Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ nhà trường đã điều chỉnh và ban hành quy chế đào tạo theo đúng quy định của thông tư (2.12.01. Quy chế đào tạo theo Thông tư số 22/2014/TT-BGDĐT).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 2.13:Trong quá trình đánh giá kết quả học tập của người học có sự tham gia của đơn vị sử dụng lao động và theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Trong quá trình học tập, nhà trường liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đa dạng hóa các phương thức đào tạo, đáp ứng nhu cầu người học và người sử dụng lao động. Để các doanh nghiệp có thể tham gia vào quá trình đánh giá của HSSV, nhà trường tổ chức cho HSSV đi thực tập tại các doanh nghiệp liên kết, các đơn vị sử dụng lao động nhằm tạo điều kiện cho HSSV được cọ xát với thực tế, đáp ứng nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động. Các doanh nghiệp kết hợp với giảng viên hướng dẫn hoặc phân công nhiệm vụ cán bộ chuyên môn để quản lý, phân công nhiệm vụ và hướng dẫn cho người học làm việc, rèn luyện kỹ năng tay nghề. Sau khi kết thúc thời gian thực hành, thực tập của HSSV, cán bộ của các đơn vị có HSSV thực tập trực tiếp nhận xét đánh giá và cho điểm kết quả HSSV thực tập ở đơn vị mình thông qua báo cáo kết quả thực tập của HSSV. Điểm đánh giá này sẽ là một phần trong quá trình đánh giá kết quả học tập của HSSV (2.13.01. Danh sách các ngành đào tạo; 2.13.02. Danh sách doanh nghiệp đánh giá kết quả học tập HSSV tại doanh nghiệp).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 2.14:Tổ chức thực hiện kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định đảm bảo nghiêm túc, khách quan.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Trong những năm qua nhà trường đã ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV. Các kỳ thi được tổ chức thực hiện đúng quy chế đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, công bằng và chính xác, đồng thời thể hiện trách nhiệm cao của từng cá nhân trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV.

Công tác đánh giá điểm rèn luyện của trường được phòng Công tác HSSV thực hiện đảm bảo công bằng, chính xác. Công tác tổ chức các kỳ thi kết thúc môn học/mô đun, thi tốt nghiệp, xét công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng – chứng được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học theo đúng quy chế đào tạo nhà trường (2.14.01. Báo cáo về việc thực hiện theo quy định kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 2.15:Hằng năm, trường thực hiện rà soát các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ và kịp thời điều chỉnh nếu cần thiết.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Hằng năm, nhà trường đều xây dựng kế hoạch và báo cáo kết quả rà soát quy chế đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và theo quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTBXH. Năm học 2016 – 2017, căn cứ vào những quy định của thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/03/2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nhà trường đã ban hành quy chế đào tạo theo quyết định 284/QĐ-ĐTQLKH trong đó nêu rõ quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ (2.15.01. Kế hoạch rà soát quy chế đào tạo; 2.15.02. Báo cáo kết quả công tác rà soát quy chế đào tạo; 2.15.03 Báo cáo về việc sử dụng kết quả công tác rà soát quy chế đào tạo).

Cuối mỗi năm học, nhà trưởng tổ chức lấy ý kiến đối với giảng viên về các nội dung trong quy chế đào tạo của năm học vừa qua để có hướng điều chỉnh phù hợp và hiệu quả (2.15.04. Phiếu khảo sát và bảng tổng hợp kết quả khảo sát về việc rà soát quy chế đào đạo nhà trường).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 2.16: Trường có hướng dẫn và tổ chức thực hiện về đào tạo liên thông theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Trong những năm trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo, căn cứ vào các văn bản cho phép về đào tạo liên thông ở các cấp trình độ, nhà trường đã lập kế hoạch và thông báo tuyển sinh rộng rãi việc liên thông từ trung cấp lên cao đẳng các ngành học. Sau khi thông tư số 27/2017/TT-BLĐTBXH được ban hành ngày 21/9/2017, nhà trường cũng đã xây dựng quy chế, chương trình đào tạo liên thông các ngành theo hướng dẫn. Việc đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học, nhà trường liên kết với các trường đại học trong cả nước như: Trường Đại học Nông lâm, Đại học Nha Trang, Đại học Lâm Nghiệp... tổ chức liên thông cho HSSV của trường cũng như HSSV các huyện, các tỉnh lân cận, tạo điều kiện cho người học có nhu cầu được tiếp tục học một cách thuận lợi nhất (2.16.01. Quyết định ban hành quy chế đào tạo liên thông hệ chính quy; Quy chế về đào tạo liên thông; 2.16.02. Báo cáo kết quả tổ chức đào tạo liên thông; 2.16.03. Giấy chứng nhân đăng ký hoạt động GDNN đối với những ngành đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng; 2.16.04. Quyết định ban hành chương trình đạo tạo liên thông; Chương trình đạo tạo liên thông; 2.16.05. Báo cáo tổng kết các khóa đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 2.17: Trường có cơ sở dữ liệu về các hoạt động đào tạo và tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Dựa vào các quy định về quản lý, sử dụng dữ liệu Nhà trường hiện nay đang xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo. Cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của nhà trường sẽ được cập nhật sau mỗi kỳ học, năm học, khoá học và được lưu trữ thông qua các phần mềm, hệ thống. Ngoài ra, nhà trường cũng chủ động đưa thông tin dữ liệu các hoạt động đào tạo lên website của nhà trường đã trở thành một kênh thông tin quan trọng giúp giảng viên, HSSV dễ dàng cập nhật.

Điểm tự đánh giá: 0 điểm

3.2.3. Tiêu chí 3: Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động

Đánh giá tổng quát tiêu chí 3:

Qua từng giai đoạn phát triển, trường đã xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng được đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy và cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, năng lực sư phạm và có trình độ quản lý tốt. Đặc biệt, Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ quản lý cho đội giảng viên và cán bộ quản lý. Bên cạnh đó, trường cũng chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cấp Phòng, Khoa, Bộ môn. Việc đề bạt cán bộ được tuyển chọn và thực hiện đúng quy trình thủ tục hiện hành và có chính sách hỗ trợ bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt. Đội ngũ CBVC đáp ứng được yêu cầu công việc của trường. Đây chính là nguồn lực đóng góp rất lớn vào việc nâng cao chất lượng đào tạo giúp nhà trường ngày càng phát triển chất lượng đào tạo. Người lao động có sức khỏe, có tinh thần trách nhiệm hoành thành tốt các công việc được giao với tinh thần tự giác.

* Những điểm mạnh:

Đội ngũ giảng viên của trường đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành, ngoại ngữ và tin học theo quy định, tỷ lệ HSSV/ giảng viên đảm bảo theo quy định, trong đó giảng viên dạy được cả lý thuyết và thực hành chiếm tỷ lệ trên 90%; Cán bộ, giảng viên của trường tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, tham gia nghiên cứu khoa học; Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng của trường có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo nghề, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý hiện tại của trường và được cán bộ, giảng viên, công nhân viên tín nhiệm cao.

* Những tồn tại:

Một số giảng viên của trường chưa tích cực tham gia các kỳ thực tập doanh nghiệp để tiếp cận hoạt động thực tế, kỹ năng nghề chưa đáp ứng việc đa dạng hóa ngành nghề.

* Kế hoạch nâng cao chất lượng:

Từ nay đến hết năm 2019, toàn thể giảng viên của trường sẽ đạt chuẩn sư phạm dạy nghề, chứng chỉ kỹ năng nghề và bổ sung kiến thức nghề thực tế từ các tổ chức sản xuất.

Tiêu chuẩn 3.1: Có quy định về việc tuyên dương, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

            Trong công tác tuyển dụng cán bộ, giảng viên và quy hoạch cán bộ, nhà trường luôn thực hiện tốt theo các văn bản hướng dẫn của 2 Bộ là Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về công tác quy hoạch cán bộ. Hàng năm, Đảng bộ, các chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường tiến hành rà soát, chỉnh sửa bổ sung danh sách cán bộ quy hoạch báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đội ngũ cán bộ quản lý các cấp của trường được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và đảm bảo đúng các tiêu chuẩn theo thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH Điều lệ của trường Cao đẳng do Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành ngày 28/12/2016.

Bên cạnh đó, nhà trường đã quan tâm chỉ đạo xây dựng và ban hành các văn bản quy định liên quan đến công tác tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giảng viên và nhân viên. Quy chế về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, viên chức,... Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cở sở, các ý kiến phản ánh góp ý của CBVC luôn được tôn trọng và giải quyết kịp thời, thoả đáng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình (3.1.01. Quy định chế độ làm việc của nhà giáo GDNN; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường).

Hàng năm nhà trường rà soát đánh giá xếp loại giảng viên theo các tiêu chuẩn được quy định trong thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/03/2017 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội đã ban hành về việc quy định chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo GDNN, gửi báo cáo về cho Sở, Tổng cục GDNN và Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Điểm tự đánh giá : 1 điểm

Tiêu chuẩn 3.2: Tổ chức thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động theo quy định, đảm bảo công khai minh bạch, khách quan; thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ cho nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

            Công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch cán bộ vẫn luôn được thực hiện và báo cáo về cho Bộ Nông nghiệp và PTNT như đã trình bày ở tiêu chuẩn 3.1. Hằng năm, trên cơ sở chỉ tiêu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, công tác tuyển dụng giảng viên, nhân viên và người lao động của nhà trường đều có xây dựng kế hoạch và thực hiện tuyển dụng bổ sung đội ngũ giảng viên, viên chức. Hiện nay phòng Tổ chức hành chính đã và đang xây dựng quy trình tuyển dụng một cách hoàn chỉnh, công khai quy trình tuyển dụng, số lượng tuyển dụng, các tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể đối với người đăng ký tham gia dự tuyển. Thông báo tuyển dụng của nhà trường được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang website của nhà trường và quy trình tuyển dụng được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tính khách quan, công bằng.

Hàng năm nhà trường tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức, tổ chức thảo luận, lấy ý kiến đóng góp, xây dựng kế hoạch hoạt động của trường. Thảo luận và thống nhất ý kiến các vấn đề lớn như xây dựng và ban hành “Quy chế dân chủ ở cơ sở”, “Quy chế chi tiêu nội bộ ”; quán triệt tinh thần nội dung quy chế và các văn bản của Đảng, Nhà nước và các Bộ ngành liên quan (3.2.01. Quyết định công nhận kết quả tuyển dụng viên chức; quyết định công nhận danh hiệu thi đua khen thưởng).

Hàng năm, Trường cũng đã ban hành quy định và tiêu chí đánh giá thi đua để cho các đơn vị phòng, khoa và các cán bộ, viên chức, giáo viên, phấn đấu thi đua. Ngoài ra, để công tác thi đua được công bằng, cuối năm, Nhà Trường có kế hoạch bình xét thi đua gởi các đơn vị để thực hiện đúng theo thời gian đã đề ra, Các đơn vị căn cứ vào kế hoạch, quy định thi đua và mẫu phiếu đánh giá để tiến hành tự đánh giá phân loại cá nhân và tập thể (3.2.02. Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức; 3.2.03. Báo cáo tổng kết việc thực hiện chính sách, chế độ cho CBCNV).

Nhà trường còn tổ chức nhiều hình thức thu thập thông tin, lấy ý kiến phản ánh của giảng viên, nhân viên, HSSV; thành lập Ban thanh tra nhân dân để tiếp thu thông tin phản ánh từ các nguồn nhằm kịp thời thông tin với Ban giám hiệu để có giải pháp thực hiện, giải đáp thắc mắc (3.2.04. Báo cáo kết quả thu thập ý kiến CBVC - GV).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 3.3: Đội ngũ nhà giáo của trường tham gia giảng dạy đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và các tiêu chuẩn hiện hành khác nếu có.

Mô tả, phân tích, nhận định:

              Nhà trường căn cứ vào tình hình thực tế về ngành nghề đào tạo, đội ngũ nhà giáo GDNN để chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo bổ sung thêm về kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ mới cho giảng viên, điều đó đã đảm bảo được cơ cấu về chuyên môn và trình độ của đội ngũ giảng viên theo quy định (3.3.01. Danh sách trích ngang nhà giáo; 3.3.02. Hồ sơ, cán bộ, công chức).

            Trước khi kết thúc năm học, phòng phòng Tổ chức - Hành chính phối kết hợp với các Khoa, Bộ môn trực thuộc tiến hành đánh giá xếp loại giảng viên theo thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/03/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Quy chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp và báo cáo về Sở, Tổng cục và Bộ Nông nghiệp và PTNT. (3.3.03. Báo cáo tổng kết công tác thanh kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng viên).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 3.4: Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và không vi phạm quy chế, nội quy và quy định của trường.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Cán bộ quản lý, giảng viên và người lao động của nhà trường luôn thực hiện công tác quản lý, giảng dạy và làm việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của nhà trường, của đơn vị (3.4.01. Quyết định về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động của trường).

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi của mình, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của nhà trường luôn chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất lượng, nội dung và phương pháp thực hiện. Hằng năm, công tác đánh giá, phân loại thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, viên chức luôn được các đơn vị, Hội đồng thi đua của nhà trường nhận xét đánh giá một cách công bằng và dân chủ. Đây là một yếu tố rất quan trọng để động viên, thúc đẩy cán bộ quản lý, giảng viên và người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của mình trong nhà trường (3.4.02. Quyết định về việc ban hành Quy chế làm việc trong nhà trường; 3.4.03 + 3.4.04. Danh sách nhà giáo, cán bộ viên chức, Hồ sơ quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động).

Nhà trường luôn tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên thực hiện các nghĩa vụ và các quyền theo quy định của nhà trường và tham gia đóng góp ý kiến đối với mọi hoạt động của nhà trường . Hàng năm nhà trường tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức, tổ chức thảo luận, lấy ý kiến đóng góp, xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường. Thảo luận và thống nhất ý kiến các vấn đề lớn như xây dựng và ban hành “Quy chế dân chủ ở cơ sở”, quán triệt tinh thần nội dung quy chế và các văn bản của Đảng, Nhà nước và các Bộ ngành liên quan. Hàng năm theo quy định của nhà nước cán bộ viên chức của nhà trường có đủ điều kiện được xem xét đề nghị trao tặng các danh hiệu nhà giáo ưu tú, kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”, kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp nông nghiệp và phát triển nông thôn” và các danh hiệu thi đua khác (3.4.05. Bảng tổng hợp đánh giá, phân loại viên chức; 3.4.06. Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết Hội nghị viên chức năm học).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 3.5: Trường có đội ngũ, nhà giáo đảm bảo tỉ lệ quy đổi; số lượng nhà giáo cơ hữu đảm nhận khối lượng chương trình mỗi ngành nghề đào tạo theo quy định; trường đảm bảo tỉ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường, trong những năm qua, trường đã xây dựng đội ngũ giảng viên đảm bảo đủ số lượng và chuẩn về chất lượng, đảm bảo về tỉ lệ quy đổi thông qua việc tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên của nhà trường (3.5.01. Danh sách trích ngang nhà giáo; 3.5.03. Quyết định về việc ban hành Quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp).

Hàng năm, phòng Đào tạo đều xây dựng đầy đủ kế hoạch đào tạo từng nghề, từng học kỳ. Trên cơ sở đó nhà trường đã có thời khóa biểu các môn học, mô đun theo tuần cho các lớp học tại trường và có kế hoạch giảng dạy từng giai đoạn cho các lớp (3.5.04. Kế hoạch đào tạo; 3.5.05. Kế hoạch phân công giảng dạy cho toàn khóa của chương trình).

Với số lượng HSSV các năm học, nhà trường đã biên chế thành các lớp theo nhóm nghề và cấp trình độ đào tạo theo đúng quy định, đảm bảo lớp học lý thuyết không quá 35 HSSV, lớp học thực hành không quá 18 HSSV đối với nghề bình thường (3.5.06. Danh sách người học từng lớp, danh sách thể hiện số người học học lý thuyết, học thực hành).

Cũng trên cơ sở các quy định của thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH, nhà trường đã xây dựng quy định về chế độ làm việc của giảng viên hàng năm, do vậy, quá trình thực hiện công tác giảng dạy của nhà trường hàng năm đã thực hiện đúng các chế độ làm việc của giảng viên (3.5.07. Bảng thống kê giờ giảng của nhà giáo hàng năm; 3.5.08. Danh sách thanh toán lương, thanh toán tiền vượt giờ và các khoản thu nhập khác; 3.5.09. Bảng dự kiến khối lượng năm học; 3.5.10. Bảng thống kê tỷ lệ quy đổi người học/nhà giáo; 3.5.11. Biên bản kiểm tra đội ngũ nhà giáo).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 3.6: Nhà giáo giảng dạy theo nội dung, mục tiêu của chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của chương trình đào tạo.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Đội ngũ giảng viên của nhà trường được phân công giảng dạy theo đúng chuyên môn, nội dung và mục tiêu của chương trình đào tạo, được tạo điều kiện thuận lợi để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên được cụ thể hóa trong kế hoạch đào tạo của nhà trường (3.6.01. Chương trình đào tạo bậc cao đẳng và trung cấp; 3.6.02. Kế hoạch đào tạo).

Do vậy, giảng viên phải thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của một nhà giáo như: soạn giáo án, ghi sổ lên lớp, sổ tay giảng viên, chuẩn bị phương tiện dạy học..., lên lớp theo kế hoạch thời khóa biểu đã được phòng Đào tạo xây dựng (3.6.03. Danh sách trích ngang nhà giáo; 3.6.04. + 3.6.05. + 3.6.06. + 3.6.07. Hồ sơ giảng viên).

Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng kết hợp với phòng Đào tạo, các Khoa thường xuyên kiểm tra, giám sát, dự giờ đột xuất để đảm bảo việc chấp hành giờ giấc lên lớp, quản lý lớp, tiến độ giảng dạy, nội dung giảng dạy của giảng viên, hồ sơ giảng dạy của giảng viên theo đúng quy định. Kết quả kiểm tra giám sát được phản ánh bằng văn bản theo từng giai đoạn trong năm cho thấy tất cả 100% giảng viên đều thực hiện tốt giờ giảng theo nội dung, tiến độ của kế hoạch đào tạo.

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 3.7: Trường có chính sách, biện pháp và thực hiện các chính sách, biện pháp khuyến khích nhà giáo học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đổi mới phương pháp giảng dạy.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên, cán bộ và nhân viên luôn được nhà trường đặc biệt quan tâm. Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian, hỗ trợ kinh phí như tiền nộp học phí, tiền mua sắm tài liệu... để khuyến khích giảng viên và cán bộ quản lý học tập tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đổi mới phương pháp giảng dạy. Các chế độ khuyến khích được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm của trường (3.7.01. Trích Quy định chế độ làm việc của nhà giáo; 3.7.02. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo hàng năm; Báo cáo v/v trường thực hiện chính sách khuyến khích nhà giáo học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy; 3.7.4. Báo cáo thể hiện nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy; 3.7.05. Tổng hợp ý kiến nhà giáo).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêuchuẩn 3.8:  Hằng năm, trường có kế hoạch và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy cho đội ngũ nhà giáo.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường thường xuyên xây dựng kế hoạch học tập cho viên chức, giảng viên và chỉ đạo cho các viên chức, giảng viên đăng ký kế hoạch học tập của cá nhân mỗi năm. Nhà trường thực hiện nghiêm túc quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức trong đó đặc biệt chú trọng đào tạo và phát triển giảng viên trẻ (3.8.01. Kế hoạch tập huấn bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý).

Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh phí hỗ trợ để khuyến khích cán bộ viên chức đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn các phương pháp dạy học mới, bồi dưỡng kỹ năng nghề như: học Thạc sĩ, Tiến sĩ, tham gia các lớp tập huấn, hội thảo khoa học, phương pháp giảng dạy tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp (3.8.02. Các quyết định về việc cử viên chức tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng; Thông báo của BGH về việc học và hoàn thiện các chứng chỉ kỹ năng nghề; Quyết định cho giảng viên đi học cao học).

Sau mỗi khóa học tập, bồi dưỡng, cán bộ viên chức báo cáo kết quả học tập trình khoa và ban giám hiệu, từ đó mỗi khoa chuyên môn xây dựng báo cáo về vấn đề học tập, bồi dưỡng hằng năm và đề ra phương hướng thực hiện trong năm học tiếp theo (3.8.0.3. Tài liệu/ văn bản/ hình ảnh v/v nhà giáo cơ hữu tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng hàng năm; 3.8.04. Báo cáo kết quả bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ năm).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm.

Tiêuchuẩn 3.9: Nhà giáo được bồi dưỡng, thực tập tại đơn vị sử dụng lao động để cập nhật kiến thức, công nghệ, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất theo quy định và thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Trên cơ sở xây dựng đề cương thực tập sản xuất tại các doanh nghiệp, đội ngũ giảng viên của trường thực hiện tốt công tác quan hệ doanh nghiệp và kết hợp với cán bộ chuyên môn của đơn vị hướng dẫn HSSV thực tập, đồng thời thâm nhập thực tế để bổ sung kinh nghiệm, cập nhật kiến thức, công nghệ, phương pháp tổ chức sản xuất ( 3.9.01. Danh sách trích ngang nhà giáo; 3.9.02. Danh sách giảng viên hướng dẫn thực tập doanh nghiệp).

Nhà trường thường xuyên khuyến khích các giảng viên tham gia các hoạt động thực tập, thực tế cập nhật kiến thức thể hiện qua các hoạt động sau: Thi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, chứng chỉ công nghệ thông tin cơ bản...( 3.9.03. Văn bản/ tài liệu/ hình ảnh v/v nhà giáo cơ hữu đi thực tập tại đơn vị sử dụng lao động).

Trước khi đi thực tế tại các cơ sở, mỗi giảng viên đều phải xây dựng đề cương về nội dung sẽ tìm hiểu, cập nhật kiến thức công nghệ, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất tại cơ sở. Kết thúc đợt thực tập, thực tế phải có báo cáo kết quả (3.9.04. Báo cáo công tác bồi dưỡng thực tập của nhà giáo).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm.

Tiêuchuẩn 3.10:Hằng năm, trường thực hiện tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ nhà giáo.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Phát triển nguồn nhân lực về số lượng lẫn chất lượng luôn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhà trường. Trong 05 năm trở lại đây, lực lượng cán bộ giảng viên của nhà trường đã có sự phát triển, tăng nhanh về số lượng và chất lượng đặc biệt nhà trường luôn khuyến khích cán bộ, giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nên số lượng giảng viên đã hoàn thành bậc học sau đại học hiện nay chiếm 61,9 %. Hằng năm, trên cơ sở các kế hoạch, Nhà trường thực hiện tổng kết, đánh giá hiệu quả, qua đó rút kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng cán bộ, giảng viên (3.10.01. Báo cáo tổng kết công tác đào tạo bồi dưỡng).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm.

Tiêuchuẩn 3.11: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của trường đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định và thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm được giao.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Ban giám hiệu nhà trường hiện nay có 03 đồng chí có trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị đảm bảo theo quy định, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý của trường (3.11.01. Danh sách trích ngang Ban Giám hiệu; 3.11.02. Hồ sơ của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng).

 Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp; điều lệ trường Cao đẳng; Thông tư 42/2011/TT- BLĐTBXH (3.11.03. Các văn bản đặc thù của Bộ chủ quản).

Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng là những người có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý, đoàn kết thống nhất trong chỉ đạo và giám sát hiệu quả mọi các hoạt động của Trường. Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng đều trưởng thành từ giảng viên giảng dạy, có thâm niên công tác và độ tuổi theo quy định, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thể hiện ở sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở vật chất và đào tạo, đóng góp tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực và thực hiện tốt quyền và trách nhiệm trong quản lý nhà trường. Trong các năm 2016, 2017, 2018, Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng đều được tập thể cán bộ - viên chức đánh giá từ chiến sỹ thi đua cấp cơ sở trở lên, được Đảng bộ nhà trường đánh giá từ đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm trong công tác quản lý trường và phân loại chất lượng đảng viên. (3.11.04. Phiếu đánh giá và phân loại công chức; 3.11.05. Báo cáo tổng kết v/v thực hiện nghị quyết đại hội CBVC).

Thực hiện việc phân công phân nhiệm trong BGH một cách khoa học và làm việc có kế hoạch, đã tạo nên những thành tích trong tập thể Nhà trường. Tập thể nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo nhà trường trong những năm qua luôn làm tốt trách nhiệm, không vi phạm về đạo đức, không bị kỷ luật, không có biểu hiện vi phạm quyền hạn. 

Điểm tự đánh giá: 1 điểm.

Tiêuchuẩn 3.12: Đội ngũ cán bộ quản lý của các đơn vị thuộc trường được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Trong những năm qua, công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ quản lý của nhà trường đã được Đảng ủy, Ban giam hiệu quan tâm thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo nguyên tắc và dân chủ nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ kế cận có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng được yêu cầu quản lý trong nhà trường qua các giai đoạn (3.12.01. Quy chế tổ chức, hoạt động của trường; Điều lệ trường cao đẳng).

Các vị trí quản lý luôn được lãnh đạo nhà trường rà soát, lập quy hoạch, bổ sung quy hoạch nguổn hằng năm, đảm bảo có sự kế thừa kinh nghiệm, công tác chuyên môn, độ tuổi (3.12.02. Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ quản lý các đơn vị).

Căn cứ vào quy mô đào tạo và phát triển của trường, nhà trường đã bổ nhiệm các cán bộ từ các phòng, khoa chuyên môn có sức trẻ, giàu nhiệt huyết, có năng lực quản lý chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển của trường. Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các đơn vị trên cơ sở có sự quy hoạch hàng năm được Đảng ủy, Ban giám hiệu  họp, thống nhất thành nghị quyết. Quy trình bổ nhiệm rõ ràng minh bạch và tuân theo các quy định chung (3.12.3. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo Khoa phòng).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm.

Tiêuchuẩn 3.13: Đội ngũ cán bộ quản lý của trường đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện đúng quyền hạn và nhiệm vụ được giao.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường từ cấp phòng, khoa và trung tâm cơ bản đạt chuẩn theo quy định, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có trình độ lý luận chính trị, quản lý Nhà nước; có kinh nghiệm trong công tác quản lý, lãnh đạo (3.13.01. Danh sách trích ngang cán bộ quản lý; 3.13.02. Hồ sơ cán bộ Trưởng/Phó các đơn vị trong trường; 3.13.03. Báo cáo tổng kết v/v thực hiện nghị quyết đại hội CBVC; 3.13.04. Báo cáo tổng kết công tác của các đơn vị hàng năm).

Đội ngũ cán bộ quản lý của trường được đánh giá, bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị hoàn thành tốt nhiệm vụ của bộ phận (3.13.5.Văn bản/tài liệu nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm đối với cán bộ quản lý).

Trên cơ sở hoạch định Chiến lược phát triển nhà trường trong thời gian tới hướng đến việc nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo, hàng năm Phòng Tổ chức - hành chính đã thống kê số lượng cán bộ nghỉ hưu và thuyên chuyển công tác để lãnh đạo nhà trường kịp thời xây dựng quy hoạch và kế hoạch tuyển dụng cán bộ quản lý đảm bảo tính kế thừa về kinh nghiệm, công tác chuyên môn và độ tuổi.

Điểm tự đánh giá: 1 điểm.

Tiêuchuẩn 3.14: Hằng năm, trường có kế hoạch và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Căn cứ vào quy mô đào tạo, định hướng phát triển trường Cao đẳng, trường chất lượng cao đến năm 2020; căn cứ vào các văn bản, nghị quyết của Đảng ủy về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kế cận; căn cứ vào độ tuổi của cán bộ quản lý, nhà trường đã soạn thảo và ban hành công khai văn bản quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý từ nay đến năm 2020 gồm các chức danh: Trưởng, Phó phòng ban chức năng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm tại các tài liệu và đề án sau: Quy hoạch nguồn nhân sự cấp ủy và cán bộ lãnh đạo từ nay đến năm 2020; Dự án "Nâng cấp trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc thành trường Đại học đến năm 2020".Trường thường xuyên tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý tự học hỏi, tham quan nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý tại các trường cùng cấp đào tạo, tại các cơ quan chuyên môn hay các doanh nghiệp trong và ngoài địa phương. (3.14.01. Kế hoạch cho đội ngũ CBQL tham gia học tập, bồi dưỡng hàng năm; Quyết định v/v cử viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng, 3.14.03. Văn bản/tài liệu/hình ảnh v/v đội ngũ CBQL tham gia học tập, bồi dưỡng hàng năm; 3.14.04. Tổng hợp ý kiến CBQL).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm.

Tiêuchuẩn 3.15: Đội ngũ viên chức, người lao động của trường đủ số lượng, có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc được giao, được định kỳ bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Để nâng cao chất lượng công việc phục vụ, đội ngũ CBCNV của trường đủ về số lượng và cơ cấu chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực phù hợp với các vị trí làm việc thể hiện qua các báo cáo hoạt động năm học Khoa, Phòng, Trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm. (3.15.01. Danh sách trích ngang viên chứ, người lao động của trường; 3.15.02. Báo cáo tổng kết của trường, báo cáo tổng kết của đơn vị hàng năm).

Đội ngũ CBCNV là giảng viên kiêm nhiệm trực tiếp quản lý các thiết bị kỹ thuật dạy nghề như xưởng cơ khí, xưởng điện, trại chăn nuôi v.v...nhân viên trong các phòng chức năng luôn hoàn thành được các nhiệm vụ, công việc được giao. Các thiết bị của trường thường xuyên được bảo trì bảo dưỡng. Qua các kỳ đánh giá nội bộ, nghiệm thu các dự án và kiểm kê đánh giá hàng năm thực hiện "Thủ tục kiểm soát trang thiết bị" tại các Khoa, Bộ môn, Trung tâm cho thấy đội ngũ CBCNV đã hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao.

Xác định việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBVC của trường là cần thiết góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nên hàng năm nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CBVC học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ qua các khoá tập huấn như: Tập huấn về công tác bảo trì, an toàn lao động trong xưởng thực hành; Tập huấn phòng cháy chữa cháy... Bên cạnh đó, đội ngũ CBCNV tại các Khoa, Bộ môn, Trung tâm, được nhà trường khuyến khích học tập thực tế từ các doanh nghiệp liên kết (3.15.03. Danh sách đội ngũ viên chức, người lao động của tường được cử đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ hàng năm; 3.15.04. Văn bản v/v cử viên chức, người lao động tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng hàng năm; 3.15.05. Báo cáo/tài liệu thể hiện kết quả học tập, bồi dưỡng của viên chức, người lao động được cử đi học).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm.

3.2.4. Tiêu chí 4: Chương trình, giáo trình

Đánh giá tổng quát tiêu chí 4

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc được thành lập năm 1976, đến nay nhà trường được cấp phép đào tạo hoạt động đào tạo gồm 15 nghề cao đẳng, 16 nghề trung cấp. Chương trình đào tạo và giáo trình của trường được xây dựng đáp ứng nhu cầu học tập của người học và nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội.

Chương trình đào tạo của nhà trường được định kỳ rà soát, chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp với thực tiễn điều kiện kinh tế - xã hội, đồng thời phù hợp với những quy định mới về chương trình đào tạo của các cơ quan quản lý cấp trên.

* Những điểm mạnh:

Căn cứ vào các quy định của thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, nhà trường đã xây dựng và ban hành đầy đủ chương trình cho các ngành/nghề nhà trường đang đào tạo và được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận được phép đào tạo. Chương trình có mục tiêu được xác định rõ ràng, trong đó quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng, phương pháp, hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả học tập cho từng trình độ. Khi xây dựng các chương trình dạy nghề của nhà trường, có sự tham gia của nhiều cán bộ, giảng viên các chuyên gia đến từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đội ngũ tham gia biên soạn có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn.

Các chương trình dạy nghề của nhà trường hàng năm được khảo sát, đánh giá, tạo tiền đề để rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu đào tạo; khi xây dựng chương trình đều định hướng liên thông hợp lý giữa các trình độ đào tạo nghề và các trình độ đào tạo khác cũng như đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất.

Nhà trường cũng đã chú trọng đến công tác viết giáo trình, bài giảng cho các môn học mô đun các nghề nhà trường đang đào tạo và đều được biên soạn trong thời gian 3 năm trở lại đây. Quá trình biên soạn được thực hiện theo một trình tự chuẩn theo đúng quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, của trường.

Giáo trình và tài liệu giảng dạy đã cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực; định kỳ có ý kiến đóng góp xây dựng của giảng viên và HSSV, cán bộ quản lý doanh nghiệp để điều chỉnh, bổ sung nâng cao chất lượng giáo trình.

Quá trình biên soạn giáo trình đều lấy ý kiến đóng góp của giảng viên, chuyên gia một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, HSSV đáp ứng yêu cầu về nội dung và đổi mới phương pháp dạy học.

Nhà trường coi trọng đầu tư cho công tác mua sắm tài liệu giảng dạy, tham khảo bảo đảm các môn học, mô đun trong các nghề hiện nhà trường đang đào tạo đều có đủ giáo trình, tài liệu nghiên cứu và học tập.

*  Những tồn tại

Nhà trường chưa tổ chức được những đợt khảo sát, điều tra lớn về nhu cầu của thị trường lao động cũng như ý kiến phản hồi của các đơn vị sự dụng nhân lực qua đào tạo của trường về trình độ kiến thức và kỹ năng của HSSV tốt nghiệp ra trường đối với từng ngành/nghề, hệ đào tạo để có cơ sở điều chỉnh và bổ sung cho chương trình đào tạo của nhà trường.

Số lượng giáo trình do cán bộ và giảng viên của nhà trường biên soạn còn ít, đặc biệt là giáo trình của các môn học/mô đun trong chương trình đào tạo ở bậc cao đẳng. Chính vì vậy, nhà trường đã phải lựa chọn giáo trình và tài liệu tham khảo cho các môn học/mô đun từ các cơ sở giáo dục và đào tạo khác.

Chất lượng của giáo trình môn học/mô đun chưa đồng đều, nhiều giáo trình đã cũ có tính chất hàn lâm nhưng chưa được cập nhật, chưa thực sự phù hợp với đào tạo giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay và chưa sự thật thuận tiện cho HSSV khi sử dụng làm tài liệu học tập rèn luyện kỹ năng tay nghề.

* Kế hoạch nâng cao chất lượng

Nhà trường tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung chương trình GDNN theo hướng dẫn của thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, phương hướng điều chỉnh gắn đào tạo với thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở chương trình khung đã được Bộ LĐTBXH cấp phép đào tạo, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế và thể hiện rõ mục tiêu đào tạo của trường.

Tiến hành khảo sát lấy ý kiến đóng góp nhận xét, đánh giá phản biện từ các chuyên gia, đánh giá của các doanh nghiệp, công ty, đơn vị sử dụng lao động, người tốt nghiệp đã đi làm về chương trình dạy nghề để có cơ sở cho việc xây dựng, điều chỉnh bổ sung chương trình giáo dục nghề nghiệp.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác rà soát, bổ sung và chỉnh sửa chương trình đào tạo, trong đó quan tâm đến việc tham khảo các chương trình đào của các trường trong nước và khu vực (nếu có điều kiện), trên cơ sở từ các ý kiến phản hồi của các nhà tuyển dụng lao động, cựu HSSV, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác.

Tiêu chuẩn 4.1:Có đầy đủ chương trình đào tạo các chuyên ngành hoặc nghề mà trường đào tạo.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Trên cơ sở các nội dung hướng dẫn xây dựng chương trình đào tạo của thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN, Trường được phép đào tạo 15 ngành trình độ Cao đẳng, 16 ngành trình độ trung cấp (4.1.01. Danh sách các ngành nghề trường tổ chức đào tạo).

Tất cả các ngành đào tạo của nhà trường đều có Quyết định ban hành chương trình đào tạo, chương trình đào tạo chi tiết của trường quy định cụ thể mục tiêu đào tạo cho từng ngành, mã ngành, mã môn học/mô đun, thời lượng đào tạo toàn khóa, thời lượng đào tạo cho các khối kiến thức, các môn học/mô đun đối với từng ngành đào tạo, đồng thời quy định cụ thể về mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp, hình thức đào tạo (4.1.02. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN; 4.1.03. Chương trình đào tạo bậc cao đẳng và trung cấp năm học 2017-2018).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm.

Tiêu chuẩn 4.2:100% chương trình đào tạo được xây dựng hoặc lựa chọn theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Căn cứ Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 Quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng (4.2.01. Quyết định thành lập Ban  biên soạn chương trình đào tạo; 4.2.02. Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo).

Thông qua kết quả khảo sát về nguyện vọng đăng ký ngành/nghề học của người học trong các kỳ tuyển sinh hàng năm, nhà trường đã và đang xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất máy móc thiết bị, dụng cụ, tuyển dụng nhân lực và xây dựng chương trình đào tạo mới phù hợp với yêu cầu của Bộ Lao động Thương binh và xã hội để đào tạo đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người học.

Căn cứ vào chương trình đào tạo đã được ban hành, nhà trường đã có quy định cụ thể về việc xây dựng đề cương, xây dựng tập bài giảng, biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình và tài liệu tham khảo cho các môn học, học phần nằm trong chương trình đào tạo. Nhà trường giao trách nhiệm cho các Khoa, Bộ môn chuyên môn thuộc Khoa chủ động việc xây dựng đề cương chi tiết, xây dựng tập bài giảng, biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình và tài liệu tham khảo cho từng môn học/mô đun.

Hội đồng Khoa học và Đào tạo/Hội đồng thẩm định nhà trường có trách nhiệm xem xét, đánh giá và thẩm định trước khi trình Hiệu trưởng phê duyệt và ban hành. Đến nay, các môn học/mô đun trong các chương trình đào tạo mà nhà trường đang đào tạo đều có đề cương chi tiết được cập nhật, có bài giảng và có giáo trình do cán bộ, giảng viên của nhà trường biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình và tài liệu tham khảo của các cơ sở giáo dục và đào tạo khác (4.2.03. Biên bản trong quá trình biên soạn/lựa chọn, thẩm định chương trình đào tạo; 4.2.04. Chương trình đào tạo bậc cao đẳng và trung cấp năm học 2017-2018).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm.

Tiêu chuẩn 4.3:Chương trình đào tạo của trường thể hiện được mục tiêu đào tạo của trình độ tương ứng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học đạt được sau tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô đun, môn học, từng chuyên ngành hoặc nghề và từng trình độ theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Các chương trình đào tạo của nhà trường đều có mục tiêu được trình bày rõ ràng và cụ thể bao gồm mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể về kiến thức, kỹ năng và thái độ, đạo đức nghề nghiệp gắn với từng vị trí công việc của người học sau khi tốt nghiệp ra trường. 100% chương trình được xây dựng có quy định cụ thể phương pháp đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô đun/môn học phù hợp với từng cấp trình độ. Các chương trình mô đun/môn học đều có quy định cụ thể các môn học chung, các môn học cơ sở, các môn học chuyên môn, thời gian thực tập tốt nghiệp, số giờ và số lần kiểm tra định kỳ, kiểm tra kết thúc môn học/mô đun phù hợp với nội dung thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp được quy định trong Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp của nhà trường. Trong các chương trình đào tạo, các khoa, bộ môn xây dựng đều phải đảm bảo tỉ lệ số giờ lý thuyết, thực hành như đã quy định trong thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ban hành (4.3.01. Quyết định ban hành/lựa chọn chương trình đào tạo trong đó bao gồm chương trình chi tiết các mô đun/môn học).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm.

Tiêu chuẩn 4.4: Chương trình đào tạo được xây dựng có sự tham gia của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật của đơn vị sử dụng lao động; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Khi biên soạn chương trình đào tạo Nhà trường đã thành lập Hội đồng thẩm định, mời giảng viên, cán bộ quản lý có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và xây dựng chương trình, đồng thời tham khảo ý kiến của đại diện từ các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng lao động và cựu HSSV. Chính vì vậy, các chương trình đào tạo của nhà trường đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về chuẩn kiến thức và kỹ năng của đào tạo trình độ cao đẳng theo quy định của BLĐTBXH và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động (4.4.01. Quyết định thành lập ban biên soạn chương trình đào tạo; 4.4.02. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định; 4.2.03. Biên bản trong quá trình biên soạn, thẩm định chương trình đào tạo; 4.4.04. Quyết định ban hành chương trình đào tạo).

Nhà trường đã ký kết những bản ghi nhớ với một số công ty cùng nhau kết hợp tuyển sinh, đào tạo và giải quyết việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp. Các công ty cũng đã tham gia với các khoa chuyên môn cùng nhau xây dựng chương trình đào tạo bao gồm nội dung kiến thức, kỹ năng tay nghề của các môn học/mô đun (4.4.05. Danh sách chuyên gia từ các Doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình đào tạo).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm.

Tiêu chuẩn 4.5:Chương trình đào tạo đảm bảo tính thực tiễn và đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Chương trình đào tạo của nhà trường có mục tiêu rõ ràng và cụ thể, đồng thời được cụ thể hoá trong mục tiêu của từng môn học/mô đun. Các chương trình đào tạo được thiết kế một cách có hệ thống, có cấu trúc hợp lý, logic, trong đó có một số môn học/mô đun tự chọn cần thiết để đáp ứng yêu cầu trang bị kiến thức mới và hiện đại cho HSSV nhằm đảm bảo tính linh hoạt và thực tiễn và đáp ứng sự thay đổi về tiến bộ khoa học và nhu cầu của thị trường lao động (4.5.01. Quyết định ban hành CTĐT; Chương trình đào tạo chi tiết).

Khi tổ chức xây dựng chương trình, nhà trường tiến hành khảo sát tại các doanh  nghiệp để nắm bắt yêu cầu đào tạo của doanh nghiệp, các trang thiết bị máy móc tại doanh nghiệp, sau đó tổng hợp phân tích các công việc, nội dung cần giảng dạy để xây dựng chương trình đào tạo. Vì vậy chương trình đào tạo đảm bảo tính thực tiễn và đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động (4.5.02. Ý kiến của đợn vị sử dụng lao động chương trình đào tạo; 4.5.03. Ý kiến của người học tốt nghiệp đã đi làm về chương trình đào tạo).

Điểm tự đánh giá : 1 điểm.

Tiêu chuẩn 4.6:Chương trình đào tạo được xây dựng bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Các chương trình đào tạo của nhà trường được thiết kế và xây dựng theo hướng đảm bảo được khối lượng kiến thức tối thiểu của ngành đào tạo bao gồm khối kiến thức giáo dục đại cương, khối kiến thức giáo dục nghề nghiệp (4.6.01. Quyết định ban hành CTĐT, CTĐT; 4.6.02. Nội dung liên thông).

Căn cứ Quyết định18/2017/QĐ-TTCP của Thủ tướng Chính phủ quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình cao đẳng với trình độ đại học, nhà trường đã phối kết hợp các cơ sở giáo dục đào tạo đại học xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định (4.6.03. Hợp đồng liên kết đào tạo).

Từ đó, các chương trình đào tạo của nhà trường đang đào tạo hiện nay đều có cấu trúc hợp lý giữa các khối kiến thức gồm các môn chung, các môn cơ sở, các môn chuyên môn và các môn tự chọn để linh hoạt điều chỉnh nội dung đào tạo về kiến thức, kỹ năng của chương trình đảm bảo tính logic giữa các môn học/mô đun và đảm bảo tính liên thông về kiến thức giữa các trình độ đào tạo trung cấp – cao đẳng – đại học trên tinh thần giảm bớt sự trùng lặp về kiến thức, kỹ năng đã được học (4.5.04. Chương trình đào tạo liên thông đại học từ cao đẳng).

Các chương trình đào tạo của nhà trường được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông giữa các hệ đào tạo để tạo điều kiện cho HSSV có thể học liên thông lên các trình độ đào tạo cao hơn, đồng thời HSSV có thể tham gia nhiều chương trình đào tạo khác nhau trong cùng một thời gian (4.6.06. Thông báo của trường về khả năng liên thông với trình độ đại học).

Điểm tự đánh giá : 1 điểm.

Tiêu chuẩn 4.7:Ít nhất 3 năm 1 lần trường thực hiện đánh giá, cập nhật và điều chỉnh nếu có đối với chương trình đào tạo đã ban hành.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Chương trình đào tạo của nhà trường đã được quan tâm đánh giá theo định kỳ, trong đó đặc biệt chú trọng đến ý kiến phản hồi của cán bộ viên chức, nhà giáo trực tiếp tham gia thực hiện chương trình đào tạo. Kết quả đánh giá là cơ sở quan trọng để nhà trường thực hiện việc bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện đồng thời thực hiện việc cải tiến chất lượng chương trình đào tạo và chất lượng thực hiện chương trình đào tạo trong nhà trường.

Trong những năm qua, các chương trình đào tạo của nhà trường đã được rà soát bổ sung, điều chỉnh giảm bớt sự trùng lặp về khối lượng kiến thức giữa các môn học/mô đun, tỉ lệ thực hành và lý thuyết. Mặt khác, nhà trường mạnh dạn loại bỏ một số môn học/mô đun không còn phù hợp với thực tiễn xã hội, bổ sung những môn học/mô đun phù hợp với sự phát triển về khoa học kỹ thuật, đổi mới về quản lý (4.7.01. Quyết định ban hành chương trình đào tạo năm 2016; CTĐT năm học 2016-2017; 4.7.02. Biên bản rà soát, đánh giá CTĐT; 4.7.03. CTĐT năm học 2017-2018, 2018-2019).

Điểm tự đánh giá : 1 điểm.

Tiêu chuẩn 4.8: Chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo có cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến liên quan đến ngành, nghề đào tạo hoặc tham khảo các chương trình đào tạo tương ứng của nước ngoài.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Trong quá trình bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo, nhà trường có cập nhật những thành tựu tiến bộ của khoa học công nghệ và tham khảo tài liệu của nước ngoài. Bên cạnh đó, hàng năm, nhà trường còn cử giảng viên các khoa chuyên môn trong trường tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghề nhằm cập nhật những tiến bộ trong các lĩnh vực thuộc các nghề nhà trường đang đào tạo có liên quan đến các trang thiết bị, mô hình dạy học. Giảng viên của một số ngành/nghề được nhà trường tạo điều kiện tham gia một số đợt tham quan, học tập tiếp thu những công nghệ mới, kỹ thuật mới của các nước tiên tiến (Tập huấn công nghệ Điện gió của tập đoàn Giz…), để khi về trường có thể sửa đổi chương trình đào tạo theo hướng cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến liên quan đến ngành, nghề đào tạo. Ngày 26/09/2018, Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc đã hợp tác đào tạo với Công ty TNHH NC9 Việt Nam (Mr Koo Jin Young – Giám đốc) trong việc nghiên cứu giảng dạy, tài trợ phần mềm kế toán AMNOTE cho sinh viên ngành kế toán (4.8.01. Quyết định ban hành chương trình đào tạo năm 2016; CTĐT năm học 2016-2017; 4.8.02. CTĐT năm học 2018-2019; 4.8.03. Biên bản ghi nhớ hợp tác đào tạo).

Điểm tự đánh giá : 1 điểm.

Tiêu chuẩn 4.9: Trước khi tổ chức đào tạo liên thông, trường căn cứ chương trình đào tạo, thực hiện rà soát các mô đun, tín chỉ, môn học và có quyết định đối với các mô đun, tín chỉ, môn học mà người học không phải học để đảm bảo quyền lợi của người học.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Các chương trình đào tạo liên thông của nhà trường được thiết kế và xây dựng theo hướng đảm bảo tính liên thông với các trình độ đào tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV theo hướng dẫn tại Thông tư số 27/2017/TT-BLĐTBXH ngày 21/9/2017 của Bộ Lao động TB-XH về Quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp, HSSV có thể tiếp tục học ở những bậc học cao hơn cùng ngành hoặc cùng khối ngành (4.9.01. Quyết định ban hành CTĐT 2017-2018; Chương trình đào tạo bậc cao đẳng và trung cấp năm học 2017-2018, 4.9.02. Quyết định ban hành Chương trình đào tạo liên thông; CTĐT trình độ cao đẳng liên thông).

 Trước khi tổ chức đào tạo liên thông, trường căn cứ chương trình đào tạo, thực hiện rà soát các mô đun/ tín chỉ/ môn học và có quyết định đối với các mô đun/ tín chỉ/ môn học mà người học không phải học để đảm bảo quyền lợi của người học (4.9.03. Biên bản rà soát các mô đun, tín chỉ, môn học được miễn khi học liên thông; 4.9.04. Quyết định miễn mô đun, tín chỉ, môn học khi học chương trình liên thông).

Điểm tự đánh giá : 1 điểm.

Tiêu chuẩn 4.10:Có đủ giáo trình cho các mô đun, môn học của từng chương trình đào tạo.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Hiện tại, Trường Cao đẳng Công nghệ và kinh tế Bảo Lộc có 31 ngành đào tạo: cao đẳng: 15 ngành; trung cấp: 16 ngành; liên thông cao đẳng: 5 lớp (4.10.01. GCN đăng ký hoạt động GDNN 2017; 4.10.02. Quyết định ban hành CTĐT chi tiết kèm theo).

Nhà trường có các hướng bổ sung các loại giáo trình cho người học theo 2 hướng:

- Một là giảng viên các khoa tự biên soạn giáo trình môn học/mô đun.

- Hai là liên kết, mua giáo trình từ các trường khác hoặc trên thị trường.

Các ngành/nghề nhà trường đang đào tạo đang cố gắng có đủ giáo trình cho các môn học chung, các môn cơ cở, chuyên ngành để HSSV học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên, do nhà trường mới chuyển sang hệ thống giáo dục nghề nghiệp năm 2017 dưới sự quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nên vẫn chưa đáp ứng được 100% nhu cầu về giáo trình, tài liệu các ngành/nghề đào tạo cho HSSV tham khảo, đây cũng là một trong những mục tiêu để nhà trường phấn đấu trong thời gian tới (4.10.03. Danh sách thống kê giáo trình cho từng mô-đun, môn học của các chương trình GDNN; 4.10.04. Bản in các giáo trình của mô-đun, môn học của CTĐT).

Điểm tự đánh giá : 1 điểm.

Tiêu chuẩn 4.11:100% giáo trình đào tạo được xây dựng hoặc lựa chọn theo quy định để làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Để chuẩn hóa và đảm bảo yêu cầu về chất lượng giáo trình nhà trường đã có quy định cụ thể về thủ tục biên soạn, thẩm định, phê duyệt giáo trình làm tài liệu giảng dạy. Các ngành/nghề nhà trường đang đào tạo đã sử dụng các loại giáo trình có thể do giảng viên của trường biên soạn nhưng số lượng không nhiều. Nguồn giáo trình chủ yếu từ các trường cao đẳng, đại học khác. Các môn học chung sử dụng các loại giáo trình chuẩn dùng chung cho nhiều trường. Các môn môn cơ sở, chuyên ngành, giáo trình từ các trường đại học là chủ yếu. Các giảng viên tham gia biên soạn giáo trình môn học, mô đun có trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm thực tế. Các giáo trình khi biên soạn có tham khảo các ý kiến của chuyên gia từ các cơ sở sản xuất. Đối với những giáo trình từ bên ngoài, Khoa, bộ môn nghiên cứu đề xuất để đảm bảo giáo trình mua sắm có chứa đầy đủ nội dung theo đề cương chi tiết của môn học/mô đun (4.11.01. Danh sách thống kê giáo trình cho từng mô-đun, môn học của các chương trình GDNN; 4.11.02. Bản in các giáo trình của mô-đun, môn học của CTĐT).

Hiện tại nhà trường chưa thể đáp ứng đủ 100% giáo trình đào tạo được xây dựng hoặc lựa chọn theo quy định để làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức do nhiều yếu tố khách quan như sự thay đổi về chương trình đào tạo từ ngành/nghề này sang ngành/nghề khác; thay đổi về hình thức đào tạo từ hàn lâm sang giáo dục nghề nghiệp. Việc đáp ứng đủ 100% giáo trình phục vụ cho hoạt động đào tạo cũng là một trong những nội dung công việc quan trọng mà nhà trường phải thực hiện trong những năm tới.

Điểm tự đánh giá : 1 điểm.

Tiêu chuẩn 4.12:Giáo trình đào tạo cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô đun, môn học trong chương trình đào tạo.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Các giáo trình giảng dạy của nhà trường biên soạn đã cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ của từng mô đun, môn học trong chương trình đào tạo, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực (4.12.01. GCN đăng ký hoạt động GDNN; 4.12.02. Quyết định ban hành CTĐT; CTĐT chi tiết, 4.12.03. Danh sách thống kê giáo trình cho từng mô-đun, môn học của các chương trình GDNN; 4.12.04. Bản in các giáo trình của mô-đun, môn học của CTĐT).

Khi tổ chức Hội nghị nghiệm thu giáo trình, tài liệu giảng dạy, có biên bản thẩm định, phản biện, đánh giá, nghiệm thu, trong đó có nhận xét về mức độ cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ (4.12.05. Biên bản thẩm định giáo trình).

Điểm tự đánh giá : 0 điểm.

Tiêu chuẩn 4.13: Giáo trình đào tạo tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Các giáo trình và tài liệu giảng dạy đã cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. Nhiều giáo trình mô đun chuyên ngành được người học đánh giá cao về các quy trình thực hành được xây dựng theo các bước công việc, người học có thể tự nghiên cứu, trao đổi thảo luận và thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên trực tiếp trên các mô hình. Việc này cho thấy các giáo  trình do trường biên soạn đáp ứng yêu cầu phục vụ cho việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực (4.13.01. Danh mục CTĐT; 4.13.02. Danh sách thống kê giáo trình cho từng mô-đun, môn học của các chương trình GDNN; 4.13.03. Bản in các giáo trình của mô-đun, môn học của CTĐT; 4.13.04. Bảng tổng hợp ý kiến người học).

Điểm tự đánh giá : 0 điểm.

Tiêu chuẩn 4.14: Hằng năm, trường thực hiện việc lấy ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật của đơn vị sử dụng lao động, người tốt nghiệp về mức độ phù hợp của giáo trình đào tạo; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Do nhà trường mới chuyển sang hệ thống giáo dục nghề nghiệp năm 2017 dưới sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Nhà trường đã đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và được cấp giấy chứng nhận hoạt động GDNN, song song với việc biên soạn chương trình đào tạo nhà trường đã tiến hành tổ chức biên soạn giáo trình dạy nghề. Phòng Công tác HSSV cũng đã xây dựng và thực hiện kế hoạch điều tra khảo sát lấy ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý, học sinh về mức độ phù hợp của giáo trình đào tạo theo nhiều hình thức: gửi email, điện thoại… Tuy nhiên nội dung khảo sát, lấy ý kiến chưa thực sự đầy đủ để phục vụ cho việc rà soát chỉnh sửa giáo trình đào tạo của nhà trường. Trong những năm tới, nhà trường sẽ tiếp tục thực hiện tổ chức lấy ý kiến nhận xét đánh giá của nhà giáo, cán bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp, người học về chất lượng giáo trình bằng nhiều hình thức hơn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, từ đó làm cơ sở cho việc điều chỉnh hoàn thiện các giáo trình (4.14.01. Hình thức, đối tượng thu thập ý kiến; 4.14.02. Danh sách CBKT/CBQL được lấy ý kiến; 4.14.03. Báo cáo kết quả thu thập ý kiến về CTĐT).

Điểm tự đánh giá : 1 điểm.

Tiêu chuẩn 4.15: Khi có sự thay đổi về chương trình đào tạo, trường thực hiện đánh giá, cập nhật và điều chỉnh nếu có đối với giáo trình đào tạo đảm bảo yêu cầu theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 27/11/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2015; Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Thủ tướng Chính Phủ về việc Quy đinh chi tiết một số điều của Luật giáo dục nghề nghiệp; Thông tư số 29/2013/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 10 năm 2013 do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội về việc Quy định xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia; các chương trình dạy nghề khác trong Giấy chứng nhận đăng ký và đăng ký hoạt động dạy nghề của trường được ban hành chưa quá thời gian 5 năm. Vì vậy, đến năm học 2017 - 2018 nhà trường mới xây dựng kế hoạch điều chỉnh phù hợp với Luật giáo dục nghề nghiệp, đến hết năm 2017 nhà trường đã có đầy đủ các chương trình dạy nghề chi tiết theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề được xây dựng (4.15.01. Quyết định ban hành CTĐT năm 2016 CTĐT; 4.15.02. Quyết định ban hành CTĐT năm 2018 CTĐT năm 2018; 4.15.03. Danh sách CTĐT được thay đổi; 4.15.04. Biên bản họp về việc góp ý sửa đổi giáo trình theo CTĐT; 4.15.05. Giáo trình đào tạo trước và sau khi sửa đổi).

Trên cơ sở các chương trình khung đã được xây dựng, các khoa, bộ môn cũng đã tiến hành đề nghị mua sắm, viết thêm các giáo trình để phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập của giảng viên và HSSV.

Điểm tự đánh giá : 1 điểm.

3.2.5. Tiêu chí 5:Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện

Đánh giá tổng quát tiêu chí 5

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng được mục tiêu đào tạo. Những năm trở lại đây, trường đã tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo phòng học, nhà xưởng, khu giảng đường. Các thiết bị được sắp xếp, bố trí một cách khoa học theo từng xưởng ứng với từng môn học tạo điều kiện cho việc quản lý các thiết bị được thuận tiện. Công tác quản lý các thiết bị dạy nghề được thực hiện theo đúng quy định, mỗi xưởng thực hành đều phân công người trực tiếp theo dõi và quản lý thiết bị. Các phòng học, phòng thực hành, phòng đọc có đủ diện tích theo đúng quy định với các trang thiết bị dạy học đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập của giảng viên, học sinh.

Thư viện của nhà trường được trang bị đầy đủ sách, báo, tạp chí chuyên ngành đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản của công tác giảng dạy, học tập, NCKH và giải trí của giảng viên và HSSV. Ngoài ra, thư viện còn được trang bị hệ thống máy tính nối mạng với đường truyền cáp quang tốc độ cao, máy photocopy, máy scan, hệ thống Wifi giúp cho các giảng viên và học sinh sinh viên có thể truy cập, tra cứu, in, sao chép thông tin, tài liệu các cơ sở dữ liệu điện tử. Mạng lưới cộng tác viên thư viện gồm cán bộ, giảng viên, học sinh sinh viên được gắn kết chặt chẽ.

Khu Hiệu bộ có đủ phòng làm việc cho cán bộ công nhân viên chức với các trang thiết bị cần thiết. Ký túc xá, nhà ăn và hệ thống các công trình văn hóa thể thao cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt vui chơi và giải trí, luyện tập thể dục, thể thao cho CBCNV và HSSV. Nhà trường có nhiều biện pháp hữu hiệu để bảo vệ tài sản, đảm bảo an ninh trật tự cho HSSV và CBCNVC.

* Những điểm mạnh

Vị trí xây dựng của Trường ngay tại trung tâm thành phố, phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường cao đẳng; thuận tiện cho các phương tiện giao thông cá nhân và công cộng; thuận tiện cho công tác giảng dạy và học tập.

Quy hoạch tổng thể khuôn viên trường hợp lý, khối lượng công trình phục vụ đào tạo đầy đủ. Quỹ đất trường lớn, có quy hoạch mở rộng thêm cơ sở hạ tầng trong tương lai.

Nhà trường có đủ các khối công trình hoạt động đúng công năng; có hệ thống đường nội bộ, điện, cấp thoát nước đáp ứng nhu cầu hoạt động.

Trường có đủ hệ thống phòng kho, phòng bảo quản, lưu giữ với các điều kiện bảo vệ, bảo quản tốt các trang thiết bị, vật liệu.Trường có thư viện gồm phòng đọc, phòng lưu trữ. Thư viện có đủ chương trình, giáo trình đã được trường phê duyệt, mỗi loại giáo trình tối thiểu 05 bản in.

Trường có thư viện điện tử, có phòng máy tính đáp ứng nhu cầu tra cứu, truy cập thông tin của nhà giáo và người học; các giáo trình, tài liệu tham khảo của trường được số hóa và tích hợp với thư viện điện tử phục vụ hiệu quả cho hoạt động đào tạo.

* Những tồn tại

Việc xây dựng các phòng giảng dạy tích hợp chưa được nhiều. Một phần do đặc thù nghề nghiệp, một phần do trường từ đào tạo hàn lâm chuyển sang hệ thống giáo dục nghề nghiệp nên cơ sở vật chất trang bị chưa được thật hoàn chỉnh như những trường nghề đã được đầu tư nhiều năm trước đây.

* Kế hoạch nâng cao chất lượng

Tiếp tục đầu tư kinh phí để bổ sung, hiện đại hoá trang thiết bị và tăng cường hiệu quả sử dụng của hệ thống phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm của nhà trường. Đồng thời, nhà trường tổ chức lấy ý kiến đánh giá của CBCNVC và HSSV về hệ thống cơ sở vật chất, thư viện, các trang thiết bị cần thiết cũng như công tác quản lý và hiệu quả sử dụng để có những giải pháp phù hợp trong thời gian tới.

Trong những năm tới, với sự quan tâm giúp đỡ của BNNPNT, nhà trường sẽ dần đầu tư cơ sở vật chất theo các mô hình phục vụ dạy nghề hợp lý theo quy định của BLĐTBXH như xây dựng các phòng giảng dạy tích hợp cho những ngành/nghề phù hợp, hệ thống các máy móc thiết bị, mô hình công cụ phục vụ cho giảng dạy hiện đại.

Đẩy mạnh công tác xây dựng thư viện điện tử và liên kết thư viện, tăng cường số lượng đầu sách, bản sách, đặc biệt chú trọng đến các đầu sách điện tử và các đầu sách phục vụ các ngành đào tạo mới mở để phục vụ tốt hơn nhu cầu sử dụng thư viện của CBCNVC và HSSV của nhà trường.

Tiêu chuẩn 5.1: Địa điểm xây dựng trường phù hợp với quy hoạch chung của khu vực và mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khu đất xây dựng cần đảm bảo yên tĩnh cho việc giảng dạy và học tập; giao thông thuận tiện và an toàn; thuận tiện cho việc cung cấp điện, nước, đảm bảo khoảng cách đối với các xí nghiệp công nghiệp thải ra chất độc hại; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

Mô tả, phân tích, nhận định:

            Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo lộc nằm tại số 454 đường Trần Phú thành phố Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Trường được thành lập từ ngày 19 tháng 5 năm 2009, tiền thân là Trường Trung học kỹ thuật và dạy nghề Bảo Lộc (5.1.01. Quyết định Thành lập Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc).

Trường có diện tích đất quy hoạch 57,97 ha. Trong đó khu trung tâm là 24,74 ha và khu thực nghiệm sản xuất là 33,23 ha. Trường được xây dựng trên nền đất tương đối bằng phẳng và hệ thống cây xanh sẵn có, có hệ thống thoát nước tự chảy đảm bảo phù hợp chức năng từng khu (5.1.02. Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết mặt bằng tổng thể xây dựng Trường; Bản đồ quy hoạch Phường 2).

            Vị trí của Trường phù hợp với quy hoạch chung của khu vực. Khu trung tâm phía Đông giáp với khu dân cư khu phố 9 phường 2, phía Tây giáp với đường nội thị Huỳnh Thúc Kháng, phía Đông Nam giáp với Quốc lộ 20, phía Bắc giáp với đường nội thi Nguyễn Khuyến và một phần khu dân cư khu phố 9 phường 2; diện tích khu trung tâm tuy lớn (24,74 ha) nhưng lại nằm giữa khu dân cư nên xung quanh, trong phạm vi 10000m không có bất kỳ cơ sở sản xuất công nghiệp thải ra chất độc hại nào (5.1.03).

            Trường nằm trên Quốc lộ 20, nơi có giao thông nhộn nhịp với rất nhiều tuyến xe đi từ các hướng Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Đắc Nông, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước nên rất thuận tiện cho việc đi lại của cán bộ, giảng viên, học sinh sinh viên.

Hằng năm, nhà trường tiến hành khảo sát lấy ý kiến cán bộ quản lý, giảng viên về quy hoạch chung của nhà trường nhằm khắc phục các hạn chế (5.1.05. Phiếu khảo sát và bảng tổng hợp ý kiến về quy hoạch tổng thể nhà trường).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 5.2: Quy hoạch tổng thể mặt bằng khuôn viên hợp lý, phù hợp với công năng và các yêu cầu giao thông nội bộ, kiến trúc và môi trường sư phạm; diện tích đất sử dụng, diện tích cây xanh đảm bảo theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

            Khu trung tâm nhà trường có diện tích 24,74 ha được giao quyền sử dụng đất theo quyết định số 05/QĐ-UB ngày 24/01/1997 về việc giao quyền sử dụng đất. Một số hạng mục được xây dựng từ trước năm 2009 được tận dụng như: Hội trường, thư viện, xưởng thực nghiệm. Các hạng mục còn lại được Nhà trường đầu tư và xây dựng mới từ năm 2009 (5.2.01. Quy hoạch chi tiết mặt bằng tổng thể xây dựng Trường; 5.2.02. Hồ sơ hoàn công các công trình).

            Quy hoạch mặt bằng có đủ các khối công trình phục vụ nhu cầu đào tạo và các hoạt động của Trường gồm: Nhà hiệu bộ hành chính, hội trường, thư viện, nhà bảo vệ, giảng đường, xưởng thực hành, nhà để xe, ký túc xá, nhà thể dục thể thao, sân vận động…Quy hoạch tổng thể trường hợp lý với tổng diện tích là 24,74 ha, trong đó: diện tích xây dựng các công trình 2,1 ha, diện tích trồng cây xanh, thảm cỏ 10,8 ha. Hệ thống giao thông nội bộ được bố trí phù hợp cho việc di chuyển đi lại 5,56 ha (5.2.03.Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết mặt bằng tổng thể xây dựng Trường; 5.2.04. Sơ đồ công viên cây xanh; Tổng diện tích chi tiết chè và cà phê; 5.2.05. Phiếu khảo sát và bảng tổng hợp ý kiến về quy hoạch tổng thể nhà trường).

Điểm tự đánh giá :1 điểm

Tiêu chuẩn 5.3: Có đủ các khu vực phục vụ hoạt động của trường theo tiêu chuẩn: khu học tập và nghiên cứu khoa học (phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, phòng thí nghiệm và phòng học chuyên môn); khu thực hành (xưởng thực hành, thực tập, trại trường, vườn thí nghiệm); khu vực rèn luyện thể chất; khu hành chính quản trị, phụ trợ và khu phục vụ sinh hoạt cho người học và nhà giáo.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Nhà trường có đầy đủ hệ thống các khu vực phục vụ hoạt động theo tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu khoa học, thực hành, rèn luyện thể chất, làm việc, phục vụ sinh hoạt cho người học và cán bộ công nhân viên chức trong trường.

Khu hiệu bộ đáp ứng được các tiêu chuẩn làm việc và được trang bị hệ thống thông tin hiện đại đảm bảo nhu cầu làm việc của các Phòng, Khoa chức năng của nhà trường. Trong những năm qua, nhà trường đã không ngừng đầu tư kinh phí xây dựng mới và cải tạo nâng cấp khu nhà làm việc và nghiên cứu của CBCNVC nhà trường. Khu nhà hiệu bộ trung tâm 3 tầng của nhà trường vừa được xây dựng và đi vào hoạt động đã hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu làm việc và nghiên cứu của CBCNVC và người học.

Nhà trường có 02 nhà giáo dục thể chất được trang bị hệ thống chiếu sáng và các thiết bị cần thiết để tổ chức các hoạt động học tập và thi đấu các môn thể dục thể thao trong nhà như cầu lông, bóng bàn, thể dục,...

Hệ thống phòng học lý thuyết, phòng thực hành, thí nghiệm và các trang thiết bị cần thiết được Bộ Nông nghiệp và PTNT quan tâm đầu tư kinh phí để xây dựng, sửa chữa, bổ sung, nâng cấp nhằm hướng tới mục tiêu phục vụ công tác đào tạo tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Các khối công trình phục vụ đào tạo và các hoạt động của trường đều có đủ hồ sơ xây dựng, thiết kế, hồ sơ hoàn công và được các cấp thẩm quyền phê duyệt (5.3.01. Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết mặt bằng tổng thể xây dựng Trường; Quy hoạch chi tiết mặt bằng tổng thể xây dựng Trường; 5.3.02. Phiếu khảo sát và bảng tổng hợp ý kiến về quy hoạch tổng thể nhà trường).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 5.4: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trường (đường giao thông nội bộ; hệ thống điện; cấp thoát nước, xử lý nước thải, chất thải; thông gió; phòng cháy chữa cháy) theo quy chuẩn và đáp ứng nhu cầu đào tạo, sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt; được bảo trì, bảo dưỡng theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Nhà trường có đầy đủ các khối công trình: nhà hiệu bộ hành chính, các giảng đường, xưởng thực hành, khu vệ sinh, nhà để xe, ký túc xá, khu thể thao, phòng y tế, căn tin với đầy đủ các hồ sơ xây dựng, thiết kế mặt bằng trường.Vị trí Trường được quy hoạch hoàn chỉnh với đầy đủ các trang bị hệ thống điện, nước, điện thoại, internet, mạng nội bộ… Nhà trường đang hợp đồng sử dụng điện với Công ty TNHH Điện lực Bảo Lộc và sử dụng mạng internet cáp quang với Công ty TNHH MTV FPT Bảo Lộc.Với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Trường bảo đảm đáp ứng yêu cầu làm việc và các hoạt động dạy nghề, thực nghiệm, thực hành (5.4.01. Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết mặt bằng tổng thể xây dựng Trường; Quy hoạch chi tiết mặt bằng tổng thể xây dựng Trường; 5.4.02. Hồ sơ hoàn công các công trình; 5.4.03. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình đưa vào sử dụng; Biên bản nghiệm thu kỹ thuật công trình; Tổng mặt bằng cấp điện ngoài nhà trường)

Các hồ sơ này thể hiện đẩy đủ hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải, thông gió, phòng cháy, chữa chát theo quy chuẩn và đáp ứng nhu cầu đào tạo, sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt. Các bản vễ thiết kế, bố trí hệ thống điện cho toàn trường, hệ thống phòng cháy chữa cháy tại khắp các giảng đường, các văn phòng làm việc cho thấy hệ thống hạ tầng kỹ thuật được thiết kế đúng quy chuẩn và đáp ứng nhu cầu đào tạo, sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 28/7/2003 về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam CXD VN 60:2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” kèm theo các văn bản khác có liên quan (5.4.04. Sơ đồ hệ thống cấp nước hiện hữu tại trường).

            Công tác phòng cháy chữa cháy nhà trường đã bố trí các trang thiết bị đầy đủ với 79 bình PCCC, 16 họng nước, 55 thùng, 16 ống nước và 28 tiêu lệnh chữa cháy rải đều khắp các khu vực trong toàn trường. Trường xây dựng phương án chữa cháy, tổ chức thành lập đội PCCC và được kiểm tra đánh giá đảm bảo yêu cầu về công tác PCCC hàng năm (5.4.06 Biên bản kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy, biên bản kiểm tra định kỳ công tác PCCC, Danh sách lực lượng PCCC và cứu nạn cứu hộ cơ sở; 5.4.07 – 5.4.08. Quy định bảo trì, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng, kỹ thuật định kỳ; 5.4.09. Báo cáo tổng kết của nhà trường; 5.4.10. Phiếu khảo sát và bảng tổng hợp ý kiến cán bộ quản lý, giảng viên về hệ thống hạ tầng, kỹ thuật nhà trường)

Điểm tự đánh giá : 1 điểm

Tiêu chuẩn 5.5: Phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa bảo đảm quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn cơ sở vật chất hiện hành và các yêu cầu công nghệ của thiết bị đào tạo.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Để đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo, nhà trường đã không ngừng đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên và HSSV, trong đó nhà trường đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng và đầu tư trang thiết bị cho phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm. Đến nay, nhà trường đã có 67 Phòng học và xưởng thực hành với tổng diện tích là 6295.2 m2 trong đó có 41 phòng học lý thuyết với diện tích 2224.9 m2; 26 phòng học thực hành bao gồm xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa diện tích 4070.3 m2. Các phòng học lý thuyết, phòng học máy tính và học ngoại ngữ đều đảm bảo về diện tích, hệ thống bàn ghế, hệ thống ánh sáng theo quy định và được trang bị các thiết bị cần thiết cho công tác giảng dạy và học tập. Các công trình này đều có đầy đủ hồ sơ xây dựng thiết kế, hồ sơ hoàn công (5.5.01 Hồ sơ hoàn công các công trình; 5.5.02 Bảng thống kê các phòng học lý thuyết và thực hành).

Nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả phục vụ tốt cho công tác đào tạo, nhà trường đã ban hành Nội quy quản lý và sử dụng phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm và các trang thiết bị quan trọng đã được đầu tư. Bên cạnh đó, hàng năm, nhà trường thực hiện việc kiểm kê tài sản, đánh giá chất lượng các trang thiết bị của phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm để có cơ sở bổ sung, sửa chữa kịp thời nhằm đáp ứng tốt nhất cho hoạt động giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên và HSSV (5.5.03. Danh mục các thiết bị tại phòng học; 5.5.05. Báo cáo đánh giá mức độ đáp ứng về số lượng phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành cho các chương trình đào tạo).

Như vậy, hệ thống phòng học, giảng đường, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa của Trường đáp ứng được công tác đào tạo.

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 5.6: Trường có quy định về quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Phòng quản trị là đơn vị được nhà trường giao cho quản lý và xây dựng kế hoạch quản lý, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ công trình kỹ thuật chung của nhà trường và phân công cụ thể cho các phòng, khoa chịu trách nhiệm quản lý từng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật do phòng khoa đảm nhiệm (5.6.01. Danh mục thiết bị đào tạo; Quy định về sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo của nhà sản xuất).

Mọi cán bộ, nhân viên phải thường xuyên kiểm tra tài sản, thiết bị của bộ phận mình quản lý; nếu phát hiện hư hỏng phải báo về trường qua Phòng Quản trị, tránh để tình trạng hư hỏng kéo dài.

Nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả phục vụ tốt cho công tác đào tạo, nhà trường đã ban hành các nội quy quản lý và sử dụng phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm và các trang thiết bị quan trọng đã được đầu tư. Bên cạnh đó, hàng năm, nhà trường thực hiện việc kiểm kê tài sản, đánh giá chất lượng các trang thiết bị của phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm để có cơ sở xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung, sửa chữa cho năm tới (5.6.02. Quy định về quản lý, cấp phát và sử dụng tài sản, vật tư phục vụ đào tạo).

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường được sử dụng hiệu quả, đảm bảo phục vụ tốt cho các hoạt động giáo dục nghề nghiệp, được bảo dưỡng và vận hành theo đúng quy trình, đúng chức năng và công suất thiết kế.

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 5.7: Phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa được sử dụng theo quy định hiện hành.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Trường có đủ hệ thống phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa được sử dụng đúng theo quy định hiện hành. Nhà trường xây dựng phòng học, giảng đường đúng theo quy định thiết kế hiện hành theo số người/m2 phòng. Trên giảng đường bố trí Projector để phục vụ giảng dạy. Trang thiết bị trong phòng học đều trang bị đầy đủ các thiết bị như bàn ghế giảng viên, bàn ghế HSSV, bảng, hệ thống chiếu sáng, quạt điện... đạt tiêu chuẩn (5.7.02. Quy định của trường về sử dụng phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành…).

Các công trình của nhà trường được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế của Bộ Xây dựng cho các Trường: các khu vực được bố trí riêng biệt, bảo đảm ngăn cách, không bị ảnh hưởng tiếng ồn giữa khu vực lý thuyết và thực hành, hệ thống đường giao thông nội bộ thuận tiện. Phòng học lý thuyết, thực hành, xưởng thực hành đều được trang bị hệ thống chiếu sáng, thông thoáng tự nhiên, đồng thời có hệ thống thông gió nhân tạo như quạt trần, quạt thông gió treo trên cao. Mỗi tầng đều được trang bị các bình chữa cháy tại hành lang, ống nước chờ, cuối dãy nhà đều có khu vệ sinh riêng biệt thuận tiện. Hệ thống công trình được sử dụng đúng công năng theo mục đích làm việc: giảng dạy lý thuyết, giảng dạy thực hành, phòng thí nghiệm, phòng học chuyên môn hóa, xưởng thực hành (5.7.03. Báo cáo hiệu quả sử dụng phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành…).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 5.8: Thiết bị đào tạo đáp ứng danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu theo yêu cầu đào tạo của từng trình độ đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định. Đối với các chuyên ngành hoặc nghề mà cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chưa ban hành danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu thì trường đảm bảo thiết bị đào tạo đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của chuyên ngành hoặc nghề đó.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Với quy mô đào tạo hiện tại, căn cứ vào danh mục thiết bị dạy nghề do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về số lượng, chủng loại, nhà trường đã và đang dần dần mua sắm, trang bị bổ sung các loại máy móc thiết bị dụng cụ phục vụ giảng dạy cho từng môn học/mô đun đảm bảo tỉ lệ người học/thiết bị của các nghề theo quy mô đào tạo (5.8.01. Danh mục thiết bị đào tạo (kèm hồ sơ thiết bị); 5.8.02+5.8.03. Bảng so sánh, đối chiếu danh mục thiết bị hiện có với danh mục thiết bị tối thiểu được xác định trong chương trình đào tạo của Bộ LĐTBXH).

Các trang thiết bị của nhà trường có hồ sơ xuất xứ, năm và nước sản xuất rõ ràng và đảm bảo tính đồng bộ, thiết bị được lắp đặt, bàn giao đưa vào sử dụng theo đúng các hợp đồng thiết bị mua sắm của các nghề. Thiết bị được giao cho từng khoa, có sổ theo dõi riêng, được tiến hành kiểm kê, đánh giá xác định chất lượng, có nhật ký bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất (5.8.04. Biên bản kiểm kê TSCĐ).

Trên cơ sở danh mục các loại máy móc, thiết bị vật tư của Bộ Lao động Thương binh và xã hội đã ban hành, với sự quan tâm giúp đỡ về tài chính của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhà trường dần dần sẽ mua sắm, trang bị đồng bộ đáp ứng chuẩn về hệ thống máy móc, thiết bị vật tư phục vụ đảm bảo chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp của nhà trường.

Hệ thống phòng học, nhà xưởng đầy đủ, đáp ứng đủ số lượng cho học sinh sinh viên vừa học lý thuyết, vừa học thực hành (5.8.05. Thống kê số lượng người học tại mỗi lớp học lý thuyết và thực hành của các mô-đun, môn học của chương trình đào tạo; 5.8.06. Thời khóa biểu).

Qua khảo sát ý kiến của người học, cán bộ giảng viên cho các thiết bị đào tạo đáp ứng danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu theo yêu cầu đào tạo của từng trình độ đào tạo (5.8.07. Báo cáo tổng hợp ý kiến người học, nhà giáo, cán bộ quản lý).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 5.9: Thiết bị, dụng cụ phục vụ đào tạo được bố trí hợp lý, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức hướng dẫn thực hành; đảm bảo các yêu cầu sư phạm, an toàn vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Nhà trường có đầy đủ thiết bị, dụng cụ phục vụ đào tạo được bố trí hợp lý, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức hướng dẫn thực hành; đảm bảo các yêu cầu sư phạm, an toàn vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường. Các phòng thực hành, phòng thí nghiệm có đầy đủ hồ sơ thiết kế, hồ sơ quản lý các thiết bị dụng cụ. Qua khảo sát cho thấy, HSSV có những phản hồi tích cực về việc các thiết bị, dụng cụ phục vụ đào tạo được bố trí hợp lý, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức hướng dẫn thực hành; đảm bảo các yêu cầu sư phạm, an toàn vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường.

Điểm tự đánh giá: 0 điểm

Tiêu chuẩn 5.10: Trường có quy định về quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo, trong đó có quy định về việc định kỳ đánh giá và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị đào tạo.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Nhà trường có văn bản quy định về quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo. Nhiều năm liền, vật tư thiết bị luôn được bảo quản tốt về chất lượng và tuyệt đối an toàn.

Nội quy, quy định sử dụng phòng thực hành, được đặt ngay tại phòng và có sổ theo dõi tần suất sử dụng trang thiết bị. Ngoài ra, để khắc phục kịp thời các sự cố đột xuất về trang thiết bị, giảng viên quản lý phản ảnh về Khoa, bộ môn, phòng quản trị để có những biện pháp xử lý kịp thời (5.10.01. Quy định về quản lý, cấp phát và sử dụng tài sản, vật tư phục vụ đào tạo).

Hàng năm, căn cứ vào số lượng kinh phí Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp, nguồn kinh phí tự đầu tư, ý kiến đề xuất của các đơn vị, Phòng quản lý thiết bị và đầu tư xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí đầu tư mua sắm mới, sửa chữa lớn, nâng cấp...trang thiết bị phục vụ đào tạo các ngành/nghề của trường tùy theo tình hình cụ thể.

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 5.11: Thiết bị đào tạo có hồ sơ quản lý rõ ràng, được sử dụng đúng công năng, quản lý, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định của trường và nhà sản xuất; hằng năm đánh giá và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Thiết bị đào tạo của nhà trường được hình thành khi mua về đều có hồ sơ quản lý rõ ràng; có hợp đồng mua hàng, biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng của từng bộ phận, biên bản thanh lý hợp đồng mua bán được ghi vào sổ theo dõi tài sản theo từng năm mua của thiết bị đó, được giao cho các bộ phận quản lý sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định của trường và nhà sản xuất.

Tất cả các thiết bị đào tạo tại các phòng, xưởng thực hành, vườn tiêu bản, trại chăn nuôi…của nhà trường đều có hồ sơ quản lý rõ ràng, được sử dụng đúng công năng, quản lý, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định của trường và nhà sản xuất; hàng năm kiểm kê đánh giá và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng.

Nhà trường quy định các khoa, đơn vị thường xuyên theo dõi, quản lý các thiết bị đã được đầu tư ở các phòng thực hành, vườn tiêu bản, trại chăn nuôi...để phát huy tác dụng phục vụ giáo dục nghề nghiệp đồng thời kéo dài tuổi thọ của máy móc thiết bị đào tạo, tăng khả năng rèn nghề cho HSSV.

Điểm tự đánh giá: 0 điểm

Tiêu chuẩn 5.12: Trường có định mức tiêu hao vật tư hoặc định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo và có quy định về quản lý, cấp phát, sử dụng vật tư, phục vụ đào tạo; tổ chức thực hiện theo quy định đảm bảo kịp thời, đáp ứng kế hoạch và tiến độ đào tạo; vật tư được bố trí sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Nhà trường có quy định về quản lý, cấp phát, sử dụng vật tư, phục vụ đào tạo, tổ chức thực hiện theo quy định đảm bảo kịp thời, đáp ứng kế hoạch và tiến độ đào tạo; vật tư được bố trí sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng. Tuy nhiên, trường chưa có quy định về mức tiêu hao vật tư, định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo.

Điểm tự đánh giá: 0 điểm

Tiêu chuẩn 5.13: Trường có thư viện bao gồm phòng đọc, phòng lưu trữ bảo đảm theo tiêu chuẩn thiết kế. Thư viện có đủ chương trình, giáo trình đã được trường phê duyệt, mỗi loại giáo trình đảm bảo tối thiểu 05 bản in.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Thư viện có hệ thống máy tính trang bị phần mềm quản lý và tra cứu tài liệu,  Internet của trường hoạt động hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu cập nhật thông tin, sưu tầm, tra cứu tài liệu của cán bộ, giảng viên và người học.

Thư viện của nhà trường có tổng diện tích thư viện là 368m2, đáp ứng được cơ bản các loại sách và tài liệu phục vụ cho các chuyên ngành đào tạo và công tác nghiên cứu khoa học của nhà trường, có các loại sách báo, tài liệu phục vụ việc nâng cao trình độ với hơn 1700 đầu sách và giáo trình chương trình để đáp ứng nhu cầu các ngành nghề do nhà Trường đào tạo được tổng cục dạy nghề chứng nhận (5.13.03. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nghề nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nghề nghiệp bổ sung; 5.13.04. Danh mục sách, giáo trình; 5.13.01. Nội quy thư viện; 5.13.02. Thống kê diện tích).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 5.14: Tổ chức hoạt động, hình thức phục vụ của thư viện trường phù hợp với nhu cầu tra cứu của cán bộ quản lý, nhà giáo và người học.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Thư viện phối hợp chặt chẽ với các khoa để cung cấp tài liệu, giáo trình cho các lớp theo kế hoạch giảng dạy và học tập. Khi có tài liệu mới về, thư viện đều có danh mục giới thiệu tài liệu mới gửi bản tin của Thư viện.

Với số lượng giáo trình, tài liệu hiện có, về cơ bản, thư viện đáp ứng được yêu cầu của nội dung chương trình đào tạo các ngành nghề. Phòng phục vụ của thư viện trang bị máy tính nối mạng internet, có phần mềm thư viện để bạn đọc tra cứu thông tin phục vụ học tập và giảng dạy. Hiện nay, thư viện đưa vào sử dụng thư viện điện tử (5.14.01. Thư viện điện tử). Đối với công tác phục vụ của thư viện phù hợp với như cầu tra cứu của cán bộ quản lý, nhà giáo và người học.

Thư viện làm sổ mượn tài liệu cho tất cả người học là sinh viên của Trường. Trong tuần sinh hoạt công dân - HSSV đầu năm, sinh viên khoá mới được nghe cán bộ thư viện giới thiệu nội quy, quy chế, cách tra tìm tài liệu phục vụ quá trình học tập. Ngoài ra, cán bộ, giảng viên và sinh viên khi đến thư viện đều được hướng dẫn cách sử dụng các công cụ tìm kiếm để tra cứu thông tin, tìm kiếm tài liệu để phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Bên cạnh đó, thư viện có nội quy, bảng hướng dẫn tra cứu được niêm yết công khai tại các phòng phục vụ (5.14.02. Báo cáo thống kê hoạt động của thư viện).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 5.15: Trường có thư viện điện tử, có phòng máy tính đáp ứng nhu cầu tra cứu, truy cập thông tin của nhà giáo và người học; các giáo trình, tài liệu tham khảo của trường được số hóa và tích hợp với thư viện điện tử phục vụ hiệu quả cho hoạt động đào tạo.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Thư viện đã trang bị 15 bộ máy tính có kết nối với cáp quang tốc độ cao, 2 máy scan, 2 máy in để phục vụ cho việc tìm kiếm tài liệu cho cán bộ, giảng viên, học sinh sinh viên (5.15.01. Danh mục trang thiết bị của thư viện).

Thư viện của trường được tin học hóa và có thể tra cứu tài liệu của cán bộ, giảng viên, học sinh sinh viên thông qua phần mềm. Danh mục giáo trình của trường đã được số hóa trên phần mềm Libol 6.0 với hơn 360 giáo trình đã được scan hoàn toàn vào phần mềm (5.15.02. Hình ảnh giao diện phần mềm Libol 6.0; 5.15.03+5.15.04+5.15.05; Danh mục thống kê các giáo trình trong phần mềm).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

3.2.6. Tiêu chí 6: Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế.

Đánh giá tổng quát tiêu chí 6

Hoạt động nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi giảng viên và luôn được nhà trường quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi. Nhiệm vụ NCKH luôn được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường động viên, khuyến khích; đội ngũ giảng viên nhiệt tình tham gia. Sự khuyến khích đó được thể hiện thông qua các quy chế ưu đãi về tài chính, khối lượng công tác và thời gian.

Hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế được xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm và đã có những kết quả nhất định cùng với các hoạt động chuyên môn khác giúp nhà trường hoàn thành được vai trò và sứ mệnh của mình. Trong những năm qua, nhà trường đã thực hiện thành công một số đề tài NCKH cấp bộ, cấp Tỉnh, cấp Trường. Nhà trường đã xây dựng được tập san khoa học và công nghệ phát hành hàng quý là diễn đàn trao đổi về khoa học- công nghệ và công bố kết quả NCKH, sáng kiến cải tiến của cán bộ và giảng viên nhà trường.

* Những điểm mạnh

Công tác NCKH cũng được coi là một yếu tố quan trọng để xây dựng nhà trường phát triển. Từ định hướng cụ thể trong NCKH, công tác xây dựng, triển khai kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ đã bám sát những thế mạnh của nhà trường về nhân lực, cơ sở vật chất. Hoạt động NCKH gắn với hoạt động đào tạo từ đó làm đòn bẩy quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện sứ mạng của nhà trường đối với xã hội.

Cán bộ, giảng viên được tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực NCKH thông qua việc đào tạo nâng cao trình độ, tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo... Hằng năm, nhà trường đều dành một khoản kinh phí nhất định và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác NCKH và phát huy sáng kiến, cải tiến trong cán bộ, giảng viên.

Hoạt động NCKH cũng là một trong những nội dung quan trọng để thúc đẩy hợp tác quốc tế. Song song với việc thực hiện nhiệm vụ khoa học, nhà trường vẫn thường xuyên quan tâm đến việc tìm kiếm các đối tác là các trường ở nước ngoài, ngược lại nhà trường cũng là nơi các mà các trường nước ngoài tìm đến để cùng nhau ký kết, ghi nhớ về việc hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Thông qua hoạt động NCKH và hợp tác quốc tế, các hình thức trao đổi, tọa đàm, hội thảo về chương trình đào tạo, về thực hiện đề tài khoa học, dự án...là cơ sở để cho lãnh đạo, giảng viên có những tầm nhìn mới, những định hướng mới về đào tạo, về NCKH. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho giảng viên thâm nhập tiếp thu những thành tựu khoa học, nội dung chương trình đào tạo giáo dục nghề nghiệp của các nước.

Hoạt động khoa học và hợp tác quốc tế của nhà trường thực sự đã mang lại những lợi ích không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho giảng viên của trường trong những năm qua.

* Những tồn tại

Các lĩnh vực NCKH và hợp tác quốc tế chưa rộng, mới chỉ tập trung chủ yếu vào các ngành cơ điện, nông nghiệp. Các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động đào tạo như xây dựng giáo trình, sách tham khảo, bài giảng, đổi mới phương pháp giảng dạy... chưa được phát huy đúng mức, cần được quan tâm hơn trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học và hợp tác quốc tế hàng năm.

Do nguồn thu tài chính của nhà trường không lớn nên nguồn kinh phí của nhà trường dành cho hoạt động NCKH và hợp tác quốc tế chưa nhiều.

Việc tìm kiếm các nguồn tài chính để thực hiện các đề tài cấp Tỉnh, cấp Bộ và thông qua các đối tác nước ngoài còn hạn chế.

* Kế hoạch nâng cao chất lượng

Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế, đặc biệt quan tâm tới sự hợp tác trong trao đổi giảng viên, sinh viên, chương trình đào tạo, kinh nghiệm tổ chức, quản lý đào tạo,... với các trường đại học và cao đẳng nước ngoài. Tiếp tục tìm kiếm cơ hội và cử cán bộ, giảng viên đi đào tạo, tham gia hội nghị, hội thảo ở các trường là đối tác nước ngoài. Tìm kiếm và tận dụng triệt để các dự án hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo của các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam.

Khuyến khích, động viên các giảng viên tìm kiếm, đăng ký thực hiện các đề tài cấp Tỉnh, cấp Bộ để tranh thủ các nguồn tài chính NCKH của các cấp các ngành.

Tiêu chuẩn 6.1: Trường có chính sách và thực hiện các chính sách khuyến khích cán bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Để công tác NCKH đi vào chiều sâu, có hiệu quả cao, nhà trường đã xây dựng hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến công tác NCKH, trong đó thể hiện sự khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên tham gia hoạt động khoa học công nghệ, sáng kiến cải tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và vị thế của nhà trường trên địa bàn. Về mặt tài chính, nhà trường đã có những quy định đãi ngộ cho cán bộ, giảng viên của nhà trường tham gia học tập NCKH được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ như hỗ trợ về tiền học phí, tiền tài liệu nghiên cứu cho những cán bộ, giảng viên nghiên cứu sinh hoặc cao học trong nước (6.1.01. Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy định chế độ công tác đối với cán bộ giảng dạy; 6.1.02. Các quyết định khen thưởng; quyết định cử viên chức đi đào tạo; 6.1.03. Luận văn thạc sỹ; 6.1.04. Các chuyên đề nghiên cứu).

Điểm tự đánh giá tiêu chí: 1 điểm

Tiêu chuẩn 6.2: Hằng năm, trường có đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến từ cấp trường trở lên phục vụ thiết thực công tác đào tạo của trường (ít nhất 01 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến đối với trường trung cấp, ít nhất 02 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến đối với trường cao đẳng).

Mô tả, phân tích, nhận định:

Hàng năm, trường đều triển khai công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến. Từ năm 2016 đến năm 2018 trường đã triển khai và công nhận 21 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến (6.2.01. Thuyết minh đề tài NCKH).

Các đề tài này được áp dụng hiệu quả vào quá trình đào tạo, vận hành nhà trường cũng như phát triển địa phương (6.2.02. Quyết định công nhận đề tài, sáng kiến, giải pháp).

Các báo cáo kết quả nghiên cứu về cải tiến ứng dụng trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo hoặc ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Các hiệu quả được thể hiện qua việc Nhà truờng được UBND Tỉnh Lâm Đồng khen thưởng đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động khoa học và công nghệ, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương (6.2.03. Các báo cáo kết quả đề tài NCKH, giải pháp đã được ứng dụng).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 6.3: Hằng năm, trường có các bài báo, ấn phẩm của nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động đăng trên các báo, tạp chí khoa học ở trong nước hoặc quốc tế.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Trường có nhiều bài báo do các giảng viên, cán bộ thực hiện được đăng trên các tạp chí khoa học của địa phương và của quốc gia, báo Lâm Đồng, Sở khoa học công nghệ tỉnh Lâm Đồng (6.3.1 Tổng hợp các bài báo, bài nghiên cứu khoa học do cán bộ, giảng viên trường thực hiện).

Điểm tự đánh giá : 1 điểm

Tiêu chuẩn 6.4: Các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến của trường được ứng dụng thực tiễn.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Hàng năm, trường đều triển khai công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến. Từ năm 2016 đến năm 2018 trường đã triển khai và công nhận 21 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến (6.4.01. Quyết định công nhận đề tài, sáng kiến, giải pháp công nghệ nghiên cứu khoa học; 6.4.02 Hồ sơ thuyết minh các đề tài).

Các đề tài này được áp dụng hiệu quả vào quá trình đào tạo, vận hành nhà trường cũng như phát triển địa phương. Các hiệu quả được thể hiện qua việc Nhà truờng được UBND Tỉnh Lâm Đồng khen thưởng đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động khoa học và công nghệ, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 6.5: Có liên kết đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế; các hoạt động hợp tác quốc tế góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Ngày 26/09/2018, Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc đã hợp tác đào tạo với Công ty TNHH NC9 Việt Nam (Mr Koo Jin Young – Giám đốc) trong việc nghiên cứu giảng dạy, tài trợ phần mềm kế toán AMNOTE cho sinh viên ngành kế toán.

Hiện nay, Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế, đặc biệt quan tâm tới sự hợp tác trong trao đổi giảng viên, sinh viên, chương trình đào tạo, kinh nghiệm tổ chức, quản lý đào tạo,... với các trường đại học và cao đẳng nước ngoài. Tiếp tục tìm kiếm cơ hội và cử cán bộ, giảng viên đi đào tạo, tham gia hội nghị, hội thảo ở các trường là đối tác nước ngoài. Tìm kiếm và tận dụng triệt để các dự án hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo của các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam.

Điểm tự đánh giá: 0 điểm

3.2.7.  Tiêu chí 7: Quản lý tài chính

Đánh giá tổng quát tiêu chí 7:

Nhà trường luôn chú trọng trong công tác đầu tư trang thiết bị phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu; cụ thể từ năm 2010, dựa vào nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu, nhà trường đã đầu tư hơn một tỷ đồng mỗi năm, bổ sung nhiều trang thiết bị mới. Hằng năm, nhà trường đều có chủ trương trích từ nguồn thu sự nghiệp để chi cho các mặt hoạt động như: hỗ trợ giảng viên nghiên cứu khoa học, viết tài liệu, giáo trình; hỗ trợ cán bộ, giảng viên, nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ,tin học; hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động Đoàn thể (Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên) và các khoản chi phúc lợi khác... Mức sống của cán bộ công chức ngày càng được nâng cao và cải thiện.

Thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, nhà trường luôn đảm bảo các nguồn thu hợp pháp từ đào tạo, nguồn thu khác đáp ứng được nhu cầu kinh phí hoạt động chung cho hoạt động sự nghiệp của trường, trong đó nguồn ngân sách nhà nước chiếm 70% và nguồn thu sự nghiệp chiếm 30%.

Nhà trường đã xây dựng chương trình, kế hoạch nhằm tạo nguồn vốn và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm. Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính của trường phù hợp với các quy định hiện hành của nhà nước, thực hiện chi tiêu công khai minh bạch, hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí phân bổ cho các hoạt động của nhà trường.

* Những điểm mạnh:

Nhà trường đảm bảo nguồn tài chính để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ; có kế hoạch thực hiện việc huy động, phát triển các nguồn lực tài chính, các hoạt động tạo nguồn thu hợp pháp.

Thiết lập hệ thống sổ sách kế toán tài chính đảm bảo tính hợp pháp, đúng quy định của nhà nước.

Thực hiện định kỳ thanh kiểm tra, quyết toán của các cấp hằng năm.

Xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với hoạt động đào tạo thực tế của trường và thực hiện cơ chế quản lý tài chính thống nhất trong toàn đơn vị.

 Việc đầu tư trang thiết bị hiệu quả, thông qua việc dự toán các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu chi tiêu, giá cả thị trường.

* Những tồn tại

Mức thu học phí của Nhà trường còn thấp so với Nghị định 49/2010/NĐ-CP.

Các ngành nghề nhà trường đang đào tạo gắn với Nông nghiệp do đó việc thu hút người học chưa cao.

* Kế hoạch nâng cao chất lượng

Các Khoa chuyên môn, Trung tâm Tin học Ngoại ngữ cần nghiên cứu từ tình hình thực tế hiện nay để lập ra nhiều phương án và kế hoạch dự toán trung hạn, dài hạn theo định hướng phát triển khi trường nâng cấp lên đại học từ nay đến năm 2020 từ đó Phòng Tài chính, kế toán lập dự toán đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm nhất.

Tiêuchuẩn 7.1: Trường có quy định về quản lý, sử dụng, thanh quyết toán về tài chính theo quy định và công bố công khai.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Công tác quản lý và sử dụng kinh phí của trường được thực hiện đúng mục đích, đúng quy định của nhà nước, đúng quy chế chi tiêu nội bộ của trường (7.1.01. Thông báo xét duyệt quyết toán ngân sách; Quy chế chi tiêu nội bộ).

Quy chế chi tiêu nội bộ được dựa trên điều kiện ngân sách thực tế Bộ NNPTNT cấp và các nguồn thu của nhà trường cho phép thực hiện các khoản chi đáp ứng cho các hoạt động của trường; đồng thời đảm bảo đúng chế độ, chính sách của nhà nước; được rà soát bổ sung và điều chỉnh  kịp thời cho phù hợp với thị trường và tình hình cụ thể của trường hằng năm.

Công tác quản lý tài chính của nhà trường được thực hiện rõ ràng, công khai, minh bạch bằng nhiêu hình thức, thông qua các cuộc họp, hội nghị công nhân viên chức hằng năm và qua các báo cáo công khai thu chi tài chính (7.1.02. Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị viên chức hàng năm; báo cáo công khai thu chi tài chính).  

Đối với nguồn ngân sách nhà nước cấp và các khoản thu khác của nhà trường luôn được thực hiện kịp thời, theo đúng mẫu biểu, đúng quy định và được cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt để nhà trường có cơ sở thực hiện.

Ngoài ra khi mua sắm trang thiết bị, các Phòng, Khoa, Trung tâm thực hiện đúng quy trình mua sắm đảm bảo phù hợp, hiệu quả và tránh lãng phí (7.1.03. Quy trình thủ tục thanh toán khi mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ...; Báo cáo công khai thu chi tài chính; Quy định v/v tạm ứng và quyết toán trích quy chế chi tiêu nội bộ).

Điểm tự đánh giá: 1điểm

Tiêuchuẩn 7.2: Quản lý, sử dụng các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đào tạo; tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đúng theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Tất cả các nguồn thu chi của nhà trường đều được kiểm tra, kiểm soát tại phòng Tài chính, kế toán; việc theo dõi các nguồn thu từ hoạt động đào tạo, dịch vụ được thực hiện đúng quy định của nhà nước. Các nguồn thu hợp pháp của nhà trường hiện nay bao gồm: (7.2.01. Báo cáo công khai thu chi tài chính 2016, 2017, 2018):

- Thu học phí các hệ đào tạo và dạy nghề khác

- Thu liên kết đào tạo với các Trung tâm, trường đại học, doanh nghiệp sản xuất;

- Thu ngân sách cấp;

- Các khoản thu khác: Nội trú, các lệ phí, học lại, căn tin…

Hệ thống quản lý tài chính của Trường được kiểm soát rất chặt chẽ và đảm bảo tính chính xác. Phòng tài chính, kế toán thường xuyên lập báo cáo tài chính theo năm và ghi chép sổ sách kế toán cẩn thận cho từng tháng nhằm đảm bảo tính chính xác và kịp thời trong công tác tài chính của đơn vị (7.2.02. Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc; Sổ cái kế toán; Sổ quỹ tiền mặt).

Bên cạnh việc theo dõi, ghi chép sổ sách chính xác hàng tháng, quý, năm, phòng tài chính, kế toán còn lập báo cáo nộp cơ quan thuế, báo cáo Ban giám hiệu về tình hình tài chính của nhà trường (7.2.03. Báo cáo quyết toán kinh phí HCSN; Báo cáo công khai thu chi tài chính).

Kết quả kiểm tra, duyệt và quyết toán hàng năm của Bộ NNPTNT cho thấy nguồn tài chính nhà trường đều thực hiện đúng quy định tài chính hiện hành. Để đảm bảo sử dụng nguồn tài chính đúng mục đích, nhà trường đã thực hiện các hoạt động thanh, kiểm tra, kiểm toán định kỳ hằng năm (7.2.04. Biên bản kiểm toán nội bộ). Công tác quản lý tài chính của nhà trường thực hiện đúng với các quy định hiện hành của nhà nước, các nguồn kinh phí được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, phục vụ tốt cho công tác đào tạo cũng như các hoạt động của nhà trường và hệ thống hồ sơ sổ sách tài chính được đóng dấu và lưu trữ đầy đủ.

Điểm tự đánh giá: 1điểm

Tiêuchuẩn 7.3: Trường có các nguồn lực về tài chính đảm bảo đủ kinh phí phục vụ các hoạt động của trường.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất nhà trường đã xây dựng dự toán thu - chi ngân sách nhà nước hàng năm và được cơ quan chủ quản phê duyệt. Cụ thể, đã xây dựng kế hoạch tài chính hằng năm đảm bảo định mức kinh phí chi cho các hoạt động đào tạo (7.3.01. Kế hoạch tài chính).

Các nguồn thu này được quản lý, phân bổ chi tiêu đúng mục đích; các hoạt động tài chính đúng quy định đảm bảo được nguồn tài chính thực hiện mục tiêu đào tạo, xây dựng và phát triển Nhà trường. Phòng tài chính, kế toán lập báo cáo nộp cơ quan thuế, báo cáo Ban giám hiệu về tình hình tài chính của nhà trường (7.3.02. Báo cáo quyết toán kinh phí HCSN; Báo cáo công khai thu chi tài chính).

Để đảm bảo sử dụng nguồn tài chính đúng mục đích, nhà trường đã thực hiện các hoạt động thanh, kiểm tra, kiểm toán định kỳ hằng năm (7.3.03. Biên bản kiểm toán nội bộ; Biên bản xét duyệt quyết toán ngân sách).

Điểm tự đánh giá: 1điểm

Tiêuchuẩn 7.4: Thực hiện việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán đúng quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Trong những năm qua,trên cơ sở dự toán tài chính lập hằng năm, phòng tài chính, kế toán có nhiệm vụ kiểm soát chi tiêu, quản lý tài chính, thanh quyết toán theo đúng quy định và được thể hiện trong hệ thống sổ sách kế toán được lập rõ ràng, chi tiết, đầy đủ (7.4.01. Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc; Sổ cái kế toán; Sổ quỹ tiền mặt).

Theo quy định của Luật kế toán, hàng năm tất cả các đơn vị sự nghiệp nhà nước phải nộp báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính. Nhà trường đã thực hiện đảm bảo đúng theo quy định của nhà nước về báo cáo tài chính (7.4.02. Báo cáo quyết toán kinh phí HCSN; Báo cáo công khai thu chi tài chính).

Công tác quản lý, sử dụng và thanh quyết toán tài chính được phòng Tài chính, kế toán thực hiện nhanh chóng, đúng quy định. Tất cả hệ thống hồ sơ sổ sách được đóng và lưu trữ đầy đủ tại Phòng Tài chính, kế toán  để phục vụ cho công tác kiểm tra giám sát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ Tài chính.

Các khoản thu chi tài chính của nhà trường đều được thực hiện đúng quy định, công khai, minh bạch và đảm bảo sử dụng kinh phí đạt hiệu quả cao. Kết quả các đợt thanh, kiểm tra đối với công tác tài chính của trường những năm qua cho thấy nhà trường không vi phạm các quy định về quản lý tài chính (7.4.03. Biên bản kiểm toán nội bộ; Biên bản xét duyệt quyết toán ngân sách năm).

Điểm tự đánh giá: 1điểm

Tiêuchuẩn 7.5: Thực hiện công tác tự kiểm tra Tài chính, kế toán; thực hiện kiểm toán theo quy định; xử lý, khắc phục kịp thời các vấn đề còn vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng tài chính khi có kết luận của các cơ quan có thẩm quyền; thực hiện công khai tài chính theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán, nhà trường thành lập tổ kiểm toán nội bộ nhằm kiểm toán thu, chi các hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá công tác triển khai chấp hành dự toán ngân sách nhà nước, tình hình tài chính của nhà trường (7.5.01. Kế hoạch kiểm toán nội bộ; 7.5.02. Báo báo kết quả kiểm tra công tác kiểm toán; 7.5.03. Biên bản kiểm toán nội bộ).

Công tác kiểm tra tài chính của trường được kho bạc nhà nước và thanh tra Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện thường xuyên, thể hiện qua các kết luận thanh tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (7.5.04. Kết luận thanh tra  Bộ NNPTNT). Thông qua kết luận thanh tra, nhà trường đã xử lý, khắc phục kịp thời các vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng tài chính (7.5.05. Biên bản họp góp ý khắc phục các vấn đề còn vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng tài chính).

Công tác tài chính trong nhà trường luôn được quản lý và điều hành theo hướng đảm bảo tính công khai, minh bạch để cán bộ viên chức có điều kiện tham gia kiểm tra, giám sát. Việc xây dựng kế hoạch tài chính thực hiện theo đúng quy trình đảm bảo công khai, dân chủ và được triển khai đồng bộ từ các Khoa chuyên môn, các Phòng chức năng trong nhà trường. Phòng Tài chính – Kế toán có nhiệm vụ tổng hợp và cân đối kinh phí chung cho mọi hoạt động của nhà trường từ các nguồn thu cho đến các khoản chi tiêu. Kế hoạch tài chính được thảo luận tại các cuộc họp của nhà trường và được công khai bằng văn bản cho tất cả các đơn vị trong nhà trường sau khi Ban giám hiệu đã phê duyệt để giảng viên cán bộ viên chức có điều kiện để kiểm tra, giám sát việc triển khai kế hoạch ngân sách hàng năm của nhà trường (7.5.06.  Báo cáo công khai thu chi tài chính).

Trong năm 2018, nhà trường đã thành lập và đang từng bước hoàn thiện, lập kế hoạch cho các tổ thanh tra thuộc Ban thanh tra và kiểm soát nội bộ nhà trường tiến hành thanh, kiểm tra thường xuyên hơn nữa công tác tài chính của phòng tài chính, kế toán và các hoạt động của Tổ kiểm toán nhà trường.

Điểm tự đánh giá: 1điểm

Tiêuchuẩn 7.6: Hằng năm, trường có đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của trường; có các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài chính nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động của trường.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Hằng năm, phòng Tài chính, kế toán lập báo cáo đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính (7.6.1. Báo cáo đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của trường; Báo cáo kết quả kiểm kê tài sản định kỳ hàng năm). Vào cuối năm, phòng đều tổ chức kiểm kê tài sản và đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị đầu tư tại các đơn vị.

Tại hội nghị Cán bộ công nhân viên chức mỗi năm, nhà trường đều rà soát, sửa đổi và bổ sung kịp thời Quy chế chi tiêu nội bộ để đảm bảo sự phù hợp với nguồn thu của từng năm và tính cân đối giữa thu – chi – dự phòng kinh phí (7.6.02. Trích báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị viên chức hàng năm; Biên bản tổng hợp ý kiến đóng góp hội nghị CBVC).

Hằng năm, nhà trường tiến hành thu thập ý kiến của cán bộ quản lý liên quan về việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài chính của trường nhằm tiếp tục đổi mới công tác quản lý tài chính theo hướng thuận tiện, hiệu quả, đúng chế độ chính sách, tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí cho các hoạt động của nhà trường (7.6.03. Báo cáo tổng hợp ý kiến; Biên bản tổng hợp ý kiến đóng góp hội nghị CBVC).

Điểm tự đánh giá: 1điểm

3.2.8. Tiêu chí 8: Dịch vụ người học

Đánh giá tổng quát tiêu chí 8

Song song với hoạt động giảng dạy và học tập, các hoạt động liên quan đến người học thường xuyên được tổ chức triển khai một cách đồng bộ, có hệ thống và đạt được kết quả tốt. Nhà trường đã cung cấp đầy đủ một cách kịp thời các văn bản quản lý của Nhà nước, các quy định, các thông báo của trường đến từng HSSV, giúp HSSV hiểu rõ những vấn đề liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người học như chương trình đào tạo, kiểm tra, thi cử, đánh giá điểm rèn luyện, chế độ học bổng, chế độ hỗ trợ HSSV thuộc diện hộ cận nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số... Người học luôn được giải thích và đảm bảo các quyền lợi, chế độ chính sách của Nhà nước và được chăm sóc sức khỏe theo đúng quy định của y tế học đường và được tạo điều kiện tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, được đảm bảo an toàn trong trường học. Người học được học, hiểu biết và tôn trọng các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Người học được tham gia vào các hoạt động của đoàn thanh niên, có môi trường để tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu vào Đảng.

Tuy nhiên công việc khảo sát HSSV tốt nghiệp ra trường, các đơn vị sử dụng lao động để thấy được yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của người lao động, từ đó đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu và nhu cầu của thị trường lao động tác chưa được thực hiện thường xuyên.

* Những điểm mạnh

Nhà trường đã cung cấp, phổ biến đầy đủ kịp thời các văn bản về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, các quy định trong quy chế đào tạo, những quy định, hướng dẫn thông báo của nhà trường liên quan đến chế độ, chính sách, trách nhiệm và nghĩa vụ của người học đến với người học bằng nhiều kênh thông tin khác nhau.

Người học được hưởng mọi chế độ chính sách xã hội ưu đãi đảm bảo kịp thời và theo đúng quy định của Nhà nước. Nhà trường thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả để hỗ trợ HSSV về chế độ chính sách xã hội, chăm sóc sức khoẻ trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường; đầu tư kinh phí cho các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao trong HSSV. Công tác an ninh trật tự trong nhà trường luôn được đảm bảo, tạo điều kiện cho HSSV yên tâm học tập và rèn luyện.

HSSV luôn thể hiện ý thức chấp hành tốt các quy chế, quy định của trường, chủ động, tích cực tham gia học tập, rèn luyện, vui chơi giải trí và đã đạt nhiều thành tích trong các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao.

Nhà trường đã chú trọng tạo điều kiện cho HSSV tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Hầu hết HSSV của nhà trường có lối sống trong sáng, lành mạnh, có hiểu biết và chấp hành tốt chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước.

* Những tồn tại

Việc khảo sát tình hình HSSV hiểu, biết về mục tiêu, chương trình đào tạo, quy chế đào tạo chưa được thực hiện thường xuyên. Hoạt động tư vấn với HSSV về các vấn đề liên quan đến học tập và rèn luyện còn hạn chế.

Nhà trường chưa thường xuyên thu thập ý kiến về nhu cầu, nguyện vọng của HSSV trong việc tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao, thông tin về tình hình tuyển dụng lao động của doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi tìm kiếm việc làm cho HSSV tốt nghiệp ra trường. Công tác khảo sát ý kiến phản hồi các doanh nghiệp, công ty, đơn vị sử dụng lao động về kiến thức, kỹ năng, khả năng hoàn thành công việc của HSSV ra trường làm việc tại doanh nghiệp, công ty, đơn vị.

* Kế hoạch nâng cao chất lượng

Nhà trường sẽ tiến hành thực hiện công tác đánh giá năng lực của HSSV tốt nghiệp ra trường bằng nhiều hình thức khác nhau để biết được thực chất mức độ năng lực của HSSV ra trường đáp ứng yêu cầu của xã hội và biết được nhu cầu sử dụng lao động của xã hội đối với HSSV của trường. Kết quả công tác này sẽ là căn cứ quan trọng để nhà trường điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, chương trình đào tạo, và chọn hướng đầu tư đối với những ngành/nghề phù hợp nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn về cung cấp nhân lực qua đào tạo cho xã hội đồng thời tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho người học dễ dàng hơn.

Trong những năm tới, nhà trường tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện công tác điều tra khảo sát ý kiến phản hồi của giảng viên, cán bộ nhân viên quản lý, HSSV tốt nghiệp ra trường, các đơn vị sự dụng lao động về mức độ phù hợp của chương trình đào tạo, nhu cầu sử dụng lao động của các đơn vị, mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp làm việc tại đơn vị, về thực hiện chính sách liên quan đến dạy và học, chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại giảng viên, bổ nhiệm cán bộ quản lý, đầu tư và sử dụng máy móc, thiết bị, công cụ phục vụ dào tạo... Từ kết quả của điều tra khảo sát để nhà trường rà soát, điều chỉnh các hoạt động nhằm làm tốt hơn công tác dịch vụ cho người học của nhà trường.

Tiêu chuẩn 8.1: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin về mục tiêu, chương trình đào tạo, quy chế kiểm tra, thi và xét công nhận tốt nghiệp, nội quy và quy chế của trường; các chế độ chính sách hiện hành đối với người học; các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Vào đầu năm học, nhà trường tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân” cho các HSSV trong trường. Trong buổi sinh hoạt công dân này, các em HSSV sẽ được phòng Công tác HSSV, Đoàn Thanh niên, phòng Đào tạo và QLKH... phổ biến các văn bản quy định cụ thể hóa của nhà trường, các văn bản quy định về chế độ chính sách, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến người học trong suốt quá trình học tập tại trường.

HSSV được giới thiệu về nhà trường về mục tiêu đào tạo, ngành đào tạo và chuyên ngành đào tạo, phổ biến về cách tổ chức thi kết thúc môn học/mô đun, được giới thiệu về cách tính điểm môn học/mô đun. HSSV được phổ biến về quy trình đánh giá kết quả rèn luyện của mình theo từng tháng, từng kì của năm học. Hàng kỳ, nhà trường còn tổ chức đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo nhà trường với HSSV để giải đáp thắc mắc và lắng nghe những ý kiến phản ánh từ HSSV về chế độ chính sách và những vấn đề khác liên quan (8.1.01. Sổ tay sinh viên, tài liệu sinh hoạt công dân đầu khóa…; 8.1.02. Quy chế kiểm tra thi, tốt nghiệp theo TT22/2015/TT-BGDĐT; 8.1.03. Quy chế HSSV; 8.1.04. Chính sách nội trú đối với HSSV, Thông báo miễn giảm học phí cho HSSV, Thông báo chính sách học bổng và trợ cấp XH với HSSV; 8.1.05. Phiếu khảo sát và tổng hợp ý kiến người học về việc cung cấp thông tin khi nhập học và trong quá trình học).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 8.2: Người học được hưởng các chế độ chính sách theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Ngay từ khi bắt đầu nhập học, HSSV đã được nhà trường phổ biến nội dung và hướng dẫn trình tự các bước xét chế độ miễn, giảm học phí, trợ cấp xã hội đối với những trường hợp được ưu tiên. Nhà trường thường xuyên cập nhật và phổ biến các văn bản liên quan đến chế độ chính sách đối với người học trong “ Tuần sinh hoạt công dân”, lễ Chào cờ, các buổi sinh hoạt lớp (8.2.01. Các chính sách, chế độ hỗ trợ đối với người học thuộc diện ưu tiên và chính sách XH khác mà trường đã và đang áp dụng).

Người học được hưởng mọi chế độ chính sách xã hội ưu đãi, đảm bảo kịp thời và theo đúng quy định của Nhà nước. Nhà trường thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả để hỗ trợ HSSV về chế độ chính sách xã hội (8.2.02. Danh sách những người học thuộc đối tượng ưu tiên; 8.2.03. Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị viên chức).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 8.3: Có chính sách và thực hiện chính sách khen thưởng, khuyến khích kịp thời đối với người học đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện. Người học được hỗ trợ kịp thời trong quá trình học tập tại trường để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Người học được hưởng học bổng và các chế độ chính sách từ nguồn ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, nhà trường đã ban hành một số quyết định trong quy chế chi tiêu nội bộ nhằm khen thưởng, khuyến khích kịp thời đối với HSSV, tập thể lớp đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện (8.3.01. Quy định về học bổng khuyến khích học tập).

Thời gian qua, công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng HSSV của nhà trường được thường xuyên quan tâm, chú trọng. Kết quả là có nhiều em HSSV, các tập thể lớp được khen thưởng (8.3.02. Quyết định cấp học bổng khuyến khích học tập kèm danh sách).

Ngoài ra, trường còn có những hỗ trợ khác đối với các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế như: miễn học phí, miễn lệ phí ký túc xá để các em hoàn thành nhiệm vụ học tập trong quá trình học tập tại trường (8.3.03. Thông báo về việc miễn, giảm học phí cho HSSV; Thông báo về việc thực hiện trợ cấp XH cho HSSV kèm danh sách; 8.3.04. Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị viên chức; Phiếu khảo sát và bảng tổng hợp ý kiến người học v/v được hỗ trợ các chính sách trong quá trình học).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 8.4: Người học được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt giới tính, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Tiêu chuẩn này, đã được nêu rõ trong Quy chế của HSSV trong nhà trường. Định kỳ hàng tháng, nhà trường tổ chức lễ chào cờ cho HSSV; thông qua đó, HSSV có cơ hội đối thoại trực tiếp với lãnh đạo nhà trường để nhà trường sẽ giải đáp thắc mắc và lắng nghe ý kiến phản ánh của các em HSSV về các chế độ chính sách và những vấn đề khác liên quan đến HSSV.

Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, HSSV luôn được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia các hoạt động do Đoàn Thanh niên và các đoàn thể của nhà trường tổ chức. Mọi HSSV không phân biệt giới tính, tôn giáo luôn được tạo cơ hội phấn đấu để trở thành Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam ngay từ khi ngồi trong ghế nhà trường. Hằng năm, Đảng uỷ nhà trường chỉ đạo và kết hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị - Thành phố Bảo Lộc mở lớp Bồi dưỡng Kết nạp Đảng cho không ít đoàn viên thanh niên ưu tú là HSSV được xem xét, kết nạp vào Đảng, trong đó có nhiều Đoàn viên là con em dân tộc thiểu số, số lượng nam nữ bình đẳng ngang nhau (8.4.01. Quy định khu nội trú; Thông báo tuyển sinh; Quyết định ban hành khung đánh giá điểm rèn luyện, Thông báo v/v thực hiện trang phục, đầu tóc khi đi học của HSSV; 8.4.02. Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị viên chức; 8.4.04. Phiếu khảo sát và tổng hợp ý kiến người học v/v người học được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt giới tính, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 8.5: Ký túc xá đảm bảo đủ diện tích nhà ở và các điều kiện tối thiểu (chỗ ở, điện nước, vệ sinh, các tiện nghi khác) cho sinh hoạt và học tập của người học.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Kí túc xá được trang bị đầy đủ hệ thống điện nước, vệ sinh đảm bảo điều kiện ở, học tập và nghiên cứu cho HSSV: mỗi dãy phòng đều có nhà vệ sinh khép kín và được trang bị đầy đủ ánh sáng, quạt điện để phục vụ cho HSSV (8.5.01. Thông tin và sơ đổ ký túc xá).

Hàng năm Nhà trường cũng thường xuyên sửa chữa, tu bổ sân, nhà, hệ thống cấp thoát nước; nâng cấp các thiết bị sử dụng tại ký túc xá nhằm đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và học tập cho HSSV nội trú (8.5.02. Báo cáo đánh giá hoạt động KTX).

Để đảm bảo an ninh cho HSSV, tại ký túc xá luôn có cán bộ, nhân viên của phòng Công tác HSSV và đội ngũ vệ sỹ trực 24/24 giờ (8.5.03. Phiếu khảo sát và tổng hợp ý kiến người học về KTX).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 8.6: Có dịch vụ y tế chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, dịch vụ ăn uống của trường đáp ứng nhu cầu của người học và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Về dịch vụ y tế và ăn uống, nhà trường có một y sĩ, có tủ thuốc và đủ điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HSSV. Dưới sự quản lý của phòng Công tác HSSV, y tế của nhà trường thường xuyên chủ động kiểm tra, đôn đốc vệ sinh khu ký túc xá, giảng đường nhằm phòng chống dịch bệnh. HSSV có hồ sơ về sức khoẻ và được khám sức khoẻ định kỳ, khám sức khoẻ khi nhập học. HSSV tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm thân thể dưới sự tư vấn của cán bộ y tế. Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, HSSV được tuyên truyền, tham gia tích cực các chương trình y tế nhân đạo như hiến máu tình nguyện, HSSV tình nguyện tham gia vệ sinh môi trường (8.6.01+8.6.02. Thông tin về phòng y tế; 8.6.03. Danh mục thiết bị y tế cơ bản; 8.6.04. Báo cáo tổng kết công tác y tế trường học; 8.6.05. Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm  của căn tin; 8.6.06. Báo cáo đánh giá dịch vụ ăn uống của trường; 8.6.07. Tổng hợp ý kiến người học về dịch vụ ăn uống).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 8.7: Người học được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội; được đảm bảo an toàn trong khuôn viên nhà trường.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, HSSV được tạo cơ hội và tạo điều kiện thuận lợi để tham gia các hoạt động ngoại khóa dưới sự tổ chức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các đoàn thể khác trong nhà trường với nhiều loại hình phong phú. Hoạt động văn nghệ thể dục thể thao được nhà trường tổ chức đều đặn từng đợt, từng kỳ. Với sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư về mặt kinh phí của nhà trường, các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao đã thu hút được đông đảo HSSV tham gia. Nhà trường đã đầu tư xây dựng một hội trường lớn với hệ thống âm thanh trang thiết bị hiện đại có sức chứa trên 600 chỗ ngồi; 2 sân khấu ngoài trời; 2 nhà thi đấu TDTT, 3 sân cầu lông trong nhà, 4 bàn bóng bàn, 2 sân bóng chuyền, 1 sân bóng rổ và 1 sân bóng đá lớn có thể tổ chức tập luyện và thi đấu nhiều môn thể thao, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV tham gia tập luyện và thi đấu (8.7.01. Thống kê trang thiết bị, diện tích sân bãi, nhà tập đa năng; 8.7.02. Tài liệu v/v người học được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, TDTT, tham gia hoạt động XH hàng năm; 8.7.03. Các hoạt động để đảm bảo an ninh trật tự trong khuôn viên nhà trường; 8.7.04. báo cáo an toàn an ninh, trật tự trường học; 8.7.05. Phiếu khảo sát và tổng hợp ý kiến người học, người học tốt nghiệp dã đi làm).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 8.8: Trường thực hiện việc tư vấn việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Để hỗ trợ người học sau khi tốt nghiệp tìm việc làm, nhà trường thành lập trung tâm Tuyển sinh và hỗ trợ việc làm đóng vai trò là cầu nối giữa nhà trường với các cơ quan doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm tư vấn, hỗ trợ người học tìm kiếm việc làm, thực tập rèn luyện nghề nghiệp (8.8.01. Kế hoạch tổ chức hội nghị giới thiệu việc làm cho HSSV).

Nhà trường thực hiện tư vấn cho người học sau khi tốt nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau như phân công cán bộ tư vấn trực tiếp, ngày tư vấn việc làm, thu thập thông tin, cầu nối giữa doanh nghiệp và người học sau khi tốt nghiệp, cung cấp, cập nhật thông tin việc làm, thị trường lao động, thông báo tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, đơn vị cho người học, tổ chức các buổi tư vấn trực tiếp, hội thảo, tọa đàm từ phía doanh nghiệp cho HSSV chuẩn bị tốt nghiệp nhằm trợ giúp giới thiệu việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp,...để từ đó, người học dễ dàng tiếp cận tìm việc làm được thuận lợi và phù hợp với sở trường năng lực chuyên môn (8.8.02. Thông tin v/v tư vấn việc làm; 8.8.03. Báo cáo thể hiện kết quả công tác tư vấn việc làm).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 8.9: Hằng năm, trường tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hội chợ việc làm để người học tiếp xúc với nhà tuyển dụng.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Thông tin về thị trường lao động và tiếp xúc với các nhà tuyển dụng cho người học là một trong những hoạt động quan trọng, có tác động đến tâm lý người học, ảnh hưởng đến động cơ, thái độ học tập của HSSV. Đây là một trong những nhiệm vụ của Trung tâm Tuyển sinh và hỗ trợ việc làm của trường, không chỉ vậy, trung tâm còn đóng vai trò là cầu nối cho HSSV với nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp. Nhưng do nhà trường mới chuyển cơ chế quản lý từ Bộ GDĐT sang Bộ Lao động, thương binh và xã hội và mới thành lập Trung tâm tuyển sinh và HTVL nên kế hoạch tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hội chợ việc làm chưa được thực hiện. Năm học 2018-2019 nhà trường sẽ có kế hoạch tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hội chợ việc làm để người học tiếp xúc với nhà tuyển dụng (8.9.01. Kế hoạch tổ chức hội nghị giới thiệu việc làm cho HSSV; 8.9.02. Danh sách doanh nghiệp tham gia hội nghị  giới thiệu việc làm; 8.9.03. Báo cáo kết quả hội nghị giới thiệu việc làm;Báo cáo tổng hợp ý kiến người học tốt nghiệp đã đi làm).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

3.2.9. Tiêu chí 9: Giám sát, đánh giá

Đánh giá tổng quát tiêu chí 9:

Hoạt động đào tạo giáo dục nghề nghiệp phải đi đôi với kiểm tra, giám sát, đánh giá thường xuyên thì mới đạt được mục tiêu đảm bảo chất lượng đã đề ra. Đó cũng là một trong những chức năng, nhiệm vụ của phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng, của Ban thanh tra & KSNB phải thực hiện hàng năm về việc giám sát và đánh giá chất lượng các hoạt động giáo dục nghề nghiệp để các đơn vị phòng, khoa, trung tâm tự nhận thấy được những mặt mạnh, những tồn tại, từ đó đề xuất kế hoạch hành động, các giải pháp cụ thể về việc nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Tùy theo từng thời kỳ có sự thay đổi về nhu cầu nhân lực của xã hội, trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp, số liệu về điều tra khảo sát ý kiến phản hồi về chất lượng chương trình, về dịch vụ người học, về tuyển dụng, bồi dưỡng giảng viên cán bộ, nhân viên quản lý, nhà trường ban hành các chính sách, mục tiêu bảo đảm chất lượng cho phù hợp. Các phòng, khoa thực hiện công tác rà soát, chỉnh sửa, xây dựng mới chương trình, giáo trình đáp ứng được sự thay đổi về khoa học kỹ thuật của xã hội theo từng giai đoạn để công tác giáo dục nghề nghiệp của nhà trường đạt được mục tiêu đã đề ra. Song song với việc rà soát, chỉnh sửa, nhà trường cũng phải quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất, nhất là đồ dùng, máy móc thiết bị, dụng cụ rèn nghề cho giảng viên và HSSV vừa đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và theo kịp với sự phát triển bên ngoài xã hội, tránh bị lạc hậu về mặt công nghệ.

Hoạt động giám sát đánh giá phải được thực hiện trên mọi hoạt động giáo dục nghề nghiệp của trường và của tất cả các đơn vị. Từ việc xây dựng, thực hiện chương trình đào tạo, liên kết đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, dịch vụ người học, tuyển dụng, bồi dưỡng giảng viên, viên chức... cho đến việc kiểm tra giám sát quá trình lên lớp của giảng viên, hồ sơ giáo án, sổ sách, kiểm tra thi cử... Làm tốt công tác giám sát đánh giá, kiểm định chất lượng giúp cho lãnh đạo trường xác định hướng đi đúng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp khẳng định vai trò của nhà trường đối với sự nghiệp phát triển của đất nước.

* Những điểm mạnh

Hàng năm nhà trường giao nhiệm vụ cho các phòng chức năng, ban thanh tra &KSNB xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch đánh giá chất lượng trường ở hầu hết các mặt như: hoạt động đào tạo, chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, rà soát, chỉnh sửa chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất, thư viện, nghiên cứu khoa học, quản lý tài chính, việc thực hiện chính sách đối với người học,...

Trong năm phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng đã xây dựng và thực hiện nhiều chương trình kiểm tra giám sát các hoạt động đào tạo. Định kỳ có báo cáo kết quả kiểm tra giám sát, đánh giá chất lượng gửi về cho Ban giám hiệu, các khoa, các đơn vị được biết các ưu khuyết điểm, những đề xuất cần thực hiện để công tác giáo dục nghề nghiệp của nhà trường bảo đảm chất lượng.

Lãnh đạo trường cũng đã có sự chuyển biến trong việc phân công các đơn vị triển khai xây dựng kế hoạch khảo sát, thu thập ý kiến từ các cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, viên chức, người học, nhà tuyển dụng, HHSV tốt nghiệp ra trường với mục đích thu thập thông tin một cách khách quan, trung thực. Thông qua đó điều chỉnh hoạt động đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường cho phù hợp hơn với nhu cầu của xã hội.

* Những tồn tại

Các đơn vị ít nghiên cứu nội dung các minh chứng cần phải cung cấp cho hoạt động tự đánh giá chất lượng trường theo văn bản hưởng dẫn số 23/TCGDNN-KĐCL của Bộ Lao động Thương binh Xã hội để trong quá trình làm việc, kết quả hoạt động của các đơn vị tạo ra minh chứng phù hợp đảm bảo chất lượng cho các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá điểm.

Các đơn vị phòng ban, khoa, trung tâm trong nhà trường còn coi nhẹ công tác kiểm định đánh giá chất dục nghề lượng giáo nghiệp, mỗi cá nhân, đơn vị chưa có trách nhiệm cao để xây dựng và cung cấp các minh chứng cho hoạt động bảo đảm chất lượng của đơn vị mình. Tập hợp các minh chứng thu thập phục vụ công tác đánh giá chất lượng trường không đầy đủ. Công tác thu thập ý kiến phản hồi thông qua các phiếu điều tra chưa thật sự có chất lượng do ý thức của người học, cán bộ viên chức, giảng viên cung cấp dữ liệu chưa thật trung thực, khách quan.

* Kế hoạch nâng cao chất lượng

Trong những năm học tới, cần làm tốt công tác tư tưởng tới các cán bộ là thành viên của Hội đồng, trưởng các đơn vị phòng, khoa, trung tâm về công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp hàng năm của nhà trường. Đặc biệt là nhận thức của trưởng các đơn vị về việc đảm bảo chất lượng của đơn vị mình được thể hiện thông qua tập hợp các loại văn bản giấy tờ minh chứng cho hoạt động của đơn vị đáp ứng được các tiêu chí, tiêu chuẩn của công tác kiểm định.

Xây dựng mẫu phiếu điều tra thu thập thông tin từ người học, giảng viên của trường có các nội dung thông tin cần thu thập đầy đủ, phù hợp với nội dung điều tra khảo sát phục vụ cho công tác kiểm định, tự đánh giá chất lượng trường, mẫu phiếu dễ trả lời để việc thu thập các ý kiến phản hổi qua các kênh giảng viên, HSSV, các nhà quản lý, nhà tuyển dụng dễ dàng, trung thực, khách quan và chính xác.

Tiêu chuẩn 9.1: Hằng năm, thu thập ý kiến tối thiểu 10 đơn vị sử dụng lao động về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp làm việc tại đơn vị sử dụng lao động.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Nhà trường luôn quan tâm đến công tác tạo việc làm cho người học sau khi ra trường thông qua các biên bản ghi nhớ, các hợp đồng nhận HSSV thực tập tại các doanh nghiệp thể hiện mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất. Năm 2017, nhà trường chuyển đổi chương trình đào tạo nên nhà trường chưa thực hiện tốt được việc khảo sát các đơn vị doanh nghiệp, các công ty về mức độ đáp ứng của HSSV làm việc tại đơn vị. Thông qua tiêu chuẩn này, trong những năm tới nhà trường sẽ chú trọng hơn và có kế hoạch thực hiện công tác khảo sát lấy ý kiến của các đơn vị sử dụng lao động về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp làm việc tại đơn vị (9.1.01. Kế hoạch thu thập ý kiến đơn vị sử dụng lao động về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp làm việc tại đơn vị sử dụng lao động; 9.1.02. Danh sách đơn vị sử dụng lao động được lấy ý kiến; 9.1.03. Phương pháp thu thập ý kiến được thực hiện hàng năm; 9.1.04. Báo cáo tổng hợp ý kiến của nhà tuyển dụng đối với HSSV đã tốt nghiệp).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 9.2: Hằng năm, thu thập ý kiến đánh giá tối thiểu 50% cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức và người lao động về các chính sách liên quan đến dạy và học, chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại, bổ nhiệm cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức và người lao động.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng tiến hành xây dựng kế hoạch thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, nhân viên và giảng viên, viên chức về các hoạt động liên quan đến dạy và các nội dung khác như tuyển dụng, bồi dưỡng giảng viên, viên chức. Ý kiến phản hồi của giảng viên, cán bộ chuyên viên quản lý đều đồng ý cao với việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng giảng viên, viên chức của nhà trường (9.2.01. Kế hoạch thu thập ý kiến CBQL, nhà giáo, VC về các chính sách; 9.2.02. Danh sách CBQL, nhà giáo, VC được lấy ý kiến; 9.2.03. Phương pháp thu thập ý kiến được thực hiện hàng năm; 9.2.04. Báo cáo tổng hợp ý kiến CBQL, nhà giáo, VC).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 9.3: Hằng năm, thu thập ý kiến đánh giá tối thiểu 30% người học đại diện các ngành, nghề đào tạo về chất lượng, hiệu quả của các hình thức, phương thức đào tạo; chất lượng dịch vụ; giảng dạy và việc thực hiện chính sách liên quan đến người học của trường.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Với mục đích thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, công tác khảo sát thu thập ý kiến đánh giá của sinh viên và giảng viên về chất lượng, hiệu quả của các hình thức, phương thức đào tạo, chất lượng dịch vụ và các chính sách liên quan đối với người học cũng đã được nhà trường quan tâm. Để đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh các hoạt động giảng dạy, chất lượng dịch vụ người học, chính sách liên quan đến người học của trường, trong những năm gần đây, Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng đã tổ chức khảo sát lấy ý kiến phản hồi của HSSV về chất lượng các hoạt động giảng dạy của giảng viên, trong đó có đề cập đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của HSSV mà các giảng viên đã thực hiện trong các hoạt động giảng dạy (9.3.01. Kế hoạch thu thập ý kiến người học về chất lượng, phương thức đào tạo và các chính sách; 9.3.02. Danh sách người học; 9.3.03. Danh sách người học được thu thập ý kiến).

Kết quả khảo sát lấy ý kiến phản hồi HSSV thế hiện qua báo cáo kết quả lấy ý kiến phản hồi của HSSV về hoạt động giảng dạy của giảng viên là cơ sở quan trọng để nhà trường có cở sở tổ chức các hoạt động đẩy mạnh công tác xây dựng chương trình đào tạo cho các ngành nghề theo hướng thực dụng, nội dung các môn học, mô đun giảm bớt thời gian lý thuyết, tăng cường thời gian thực hành. Áp dụng phương pháp giảng dạy tích hợp, tăng cường rèn luyện kỹ năng cho người học (9.3.04. Phương pháp thu thập ý kiến; 9.3.05. Báo cáo thu thập ý kiến).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 9.4: Trường thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng và kiểm định chất lượng theo quy định.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Năm 2017, trường chuyển sang hình thức đào tạo giáo dục nghề nghiệp đã tiến hành tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 06 năm 2017 của Bộ lao động - thương binh và Xã hội về việc quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Nhà trường đã thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp, Ban thư ký và các nhóm công tác chuyên trách. Sau đó Hội đồng đã tiến hành các bước xây dựng kế hoạch tự kiểm định 2018 (9.4.01. Kế hoạch thực hiện tự đánh giá; 9.4.02. Quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá; Báo cáo tự đánh giá).

Với nhiệm vụ được giao và thời gian thực hiện, các nhóm tiến hành công tác tự kiểm định theo tiêu chí được phân công bao gồm việc thu thập các minh chứng, photo, tổng hợp, họp nhóm phân tích đánh giá những điểm mạnh, những điểm yếu về chất lượng các hoạt động giáo dục nghề nghiệp của trường. Từ kết quả phân tích, đánh giá, nhóm tiến hành viết báo cáo chi tiết tiêu chí. Kết thúc thời gian quy định, nhóm gửi báo cáo chi tiết tiêu chí kèm theo các minh chứng gửi về cho thư ký hội đồng tổng hợp, xem xét và yêu cầu các nhóm chỉnh sửa, bổ sung thêm các nội dung, các minh chứng sát với thực tế của nhà trường. Thư ký hội đồng tiếp tục tổng hợp và viết báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp của nhà trường năm 2018, trình Hội đồng tự đánh giá chất lượng trường để thông qua và công bố công khai kết quả bằng nhiều hình thức…

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 9.5: Hằng năm, trường có kế hoạch cụ thể và các biện pháp thực hiện việc cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở kết quả tự đánh giá và đánh giá ngoài nếu có.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Đối với công tác phát triển chương trình và tổ chức đào tạo: từ khi nhà trường chuyển sang Bộ Lao động - Thương binh và xã hội với hình thức đào tạo là chuyển sang giáo dục nghề nghiệp, căn cứ vào danh mục các ngành nghề nhà trường đã đăng ký và được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt, nhà trường đã tiến hành xây dựng chương trình khung các ngành nghề. Giảng viên các khoa tập trung viết đề cương chi tiết môn học, mô đun theo quy định tại thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 03 năm 2017 về việc quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Đối với việc đánh giá kết quả học tập: nhà trường đã và đang xây dựng lại ngân hàng đề thi kết thúc môn học/mô đun đối với các môn học cho phù hợp với hình thức đánh giá của môn học.

Kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên: công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, cán bộ và nhân viên luôn được lãnh đạo nhà trường đặc biệt quan tâm. Nhà trường thực hiện nghiêm túc quy chế về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, viên chức, trong đó đặc biệt chú trọng đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên trẻ. Hằng năm, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh phí hỗ trợ để khuyến khích cán bộ, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trong những năm qua, hàng chục lượt cán bộ, viên chức được nhà trường cử đi đào tạo bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ và tham gia các hoạt động bồi dưỡng, hội thảo và tập huấn,.. về chuyên môn nghiệp vụ tại các cơ sở.

Ngày 25/12/2018, trường đã gửi bảng báo cáo tự đánh giá chất lượng năm học 2017-2018 đến sở LĐTBXH và Cục Kiểm định chất lượng theo đúng kế hoạch và thời gian quy định (9.5.2. Báo cáo tự đánh giá chất lượng năm học 2017-2018).

Điểm tự đánh giá: 1 điểm

Tiêu chuẩn 9.6: Trường có tỉ lệ 80% người học có việc làm phù hợp với chuyên ngành hoặc nghề đào tạo sau 6 tháng kể từ khi tốt nghiệp.

Mô tả, phân tích, nhận định:

Trong những năm gần đây, ban giám hiệu nhà trường cũng đã chỉ đạo điều tra về tỉ lệ người học có việc làm phù hợp với chuyên ngành sau khi ra trường. Kết quả điều tra, khảo sát đã được thống kê và đánh giá cho thấy HSSV của nhà trường sau khi tốt nghiệp có việc làm chỉ tập trung vào một số ngành trọng điểm thuộc lĩnh vực vực như chăn nuôi thú y, trồng trọt, công nghệ sinh học,... Một số ngành nghề HSSV rất khó xin được việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập rất thấp lại công tác ở những vùng rừng núi, vùng sâu, vùng xa như các ngành lâm nghiệp, khuyến nông. Sau một thời gian các em lại chuyển sang làm những ngành nghề khác vừa nhẹ nhàng hơn ở thành thị mà lại có thu nhập cao hơn. Tổng thể tính ra tỷ lệ số lượng HSSV tìm được việc làm phù hợp theo ngành nghề được đào tạo chỉ ở mức trung bình, không được như mục tiêu đã đề ra.

Kết quả công tác này sẽ là căn cứ quan trọng để nhà trường điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, chương trình đào tạo, mở thêm một số ngành nghề mới phù hợp với nhu cầu tuyển dụng nhân lực lao động của xã hội nhằm không ngừng nâng cao tỷ lệ HSSV ra trường có việc làm phù hợp ngành nghề được đào tạo tại trường (9.6.01. Quyết định công nhận tốt nghiệp và danh sách học sinh đạt tốt nghiệp; 9.6.02. Kế hoạch điều tra lần vết đối với học viên tốt nghiệp; 9.6.03. Phiếu khảo sát; 9.6.04. Báo cáo kết quả điều tra lần vết).

Điểm tự đánh giá: 0 điểm

 

 

 

 

PHẦN III

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG

Để đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về nhân lực của xã hội đối với lực lượng lao động qua đào tạo, trong năm tiếp theo trên cơ sở chính sách, mục tiêu bảo đảm chất lượng, các đơn vị phòng ban, khoa, trung tâm trong nhà trường tiếp tục phát huy những ưu điểm đã có đồng thời xây dựng và thực hiện các kế hoạch công việc chưa làm được hoặc thực hiện chưa thành công trong năm qua.

1. Tổ chức và quản lý

Trong năm 2018 và những năm tiếp theo:

- Xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng theo thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Theo đó, các hoạt động của các phòng ban chức năng, khoa, trung tâm đều phải xây dựng quy trình/công cụ quản lý của từng đơn vị. Sau khi xây dựng xong Hệ thống bảo đảm chất lượng, tiến tới vận hành và hàng năm có sự đánh giá, rà soát, chỉnh sửa Hệ thống bảo đảm chất lượng của trường.

- Thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, chỉnh sửa, đánh giá để hoàn thành tốt dự án sắp bố trí nhân lực;

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tay nghề, cập nhật tiến bộ KHKT được ứng dụng vào sản xuất trong các doanh nghiệp, công ty có sử dụng lao động qua đào tạo của trường cho giảng viên, cán bộ quản lý các đơn vị.

2. Công tác tuyển sinh, giảng dạy, đào tạo

Trong năm học 2018-2019:

- Tăng cường công tác tuyển sinh trong điều kiện thực tế hiện nay khi các khu công nghiệp càng ngày càng tuyển dụng số lượng lao động lớn.

- Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp tại các trường THPT, các trường THCS, mở rộng địa bàn tuyển sinh, tiếp tục đa dạng hóa ngành nghề và hình thức đào tạo, tăng số lượng doanh nghiệp liên kết với trường, hợp tác cùng nhau tuyển sinh theo địa chỉ để tạo nguồn học sinh cho nhà trường và nhân lực cho doanh nghiệp qua đào tạo đồng thời giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp cho người học.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức thu thập ý kiến đánh giá định kỳ trong về việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng số lượng bài giảng tích hợp, tăng thời gian thực hành, luyện tập kỹ năng và giảm bớt thời gian giảng dạy lý thuyết.

- Tăng cường liên kết đào tạo với các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế.

- Áp dụng công nghệ thông tin một cách triệt để trong công tác xây dựng, quản lý kế hoạch đào tạo, kiểm soát tiến độ giảng dạy của giảng viên, quản lý cơ sở dữ liệu của đào tạo.

- Tiếp tục tổ chức xây dựng các chương trình đào tạo liên thông cho các nghề các cấp trình độ khác nhau và mở rộng đào tạo tới mọi đối tượng có nhu cầu.

- Nhà trường tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, lắp đặt hệ thống camera để theo dõi giám sát quá trình giảng dạy, học tập của giảng viên và HSSV tại các phòng học, xây dựng các phòng học chuyên môn hóa, đầu tư thiết bị đa phương tiện, đồ dùng dạy học cho các phòng học tạo điều kiện tốt cho hoạt động dạy và học. Phấn đấu 100% giảng viên sử dụng thành thạo thiết bị đa phương tiện, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

- Xây dựng quy chế đào tạo áp dụng cho công tác đào tạo của nhà trường căn cứ thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/03/2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

- Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, công ty, các đơn vị để phối hợp đào tạo gắn với doanh nghiệp, thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng tay nghề cho người học và giúp cho giảng viên cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới với mục đích đáp ứng được yêu cầu của các công ty, doanh nghiệp về chất lượng lao động qua đào tạo của nhà trường.

3. Giảng viên và cán bộ quản lý

- Thay đổi, chỉnh sửa một cách hợp lý về quy chế tài chính trong chi tiêu nội bộ để tạo điều kiện cho giảng viên, cán bộ quản lý học tập nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu khoa học. Khuyến khích đội ngũ giảng viên, cán bộ viên chức tích cực tham gia nghiên cứu khoa học đồng thời hoàn thiện bằng cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng nghề để đạt chuẩn nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo các tiêu chí của thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 03 năm 2017 về việc quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

- Chủ động đẩy mạnh việc liên kết với các đơn vị, nhất là các đơn vị thuộc lĩnh vực các ngành nghề trọng điểm của nhà trường như các công ty chăn nuôi, trồng rau sạch, các xưởng cơ khí, các trung tâm sửa chữa máy tính... để giảng viên có điều kiện đi thực tế tiếp cận công nghệ, khoa học kỹ thuật mới được doanh nghiệp ứng dụng, kỹ năng mới,...nhằm nâng cao kỹ năng tay nghề, trình độ chuyên môn cho giảng viên, đặc biệt là hợp tác liên kết đào tạo và việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp ra trường.

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá, nhận định nhu cầu sử dụng lao động của xã hội để xác định số lượng học sinh tuyển sinh được theo từng ngành nghề khác nhau, từ đó xác định nhu cầu giảng viên cần tuyển dụng cho từng nghề đảm bảo đủ số lượng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định trong quy chế đào tạo đã ban hành.

- Tổ chức bồi dưỡng, thi công nhận kỹ năng nghề cho giảng viên nhà trường.

4. Chương trình, giáo trình

Năm học 2018-2019 và những năm tiếp theo nhà trường:

- Chú trọng công tác viết giáo trình theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và hướng dẫn của thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2017 của Bộ LĐTBXH quy định về quy trình xây dựng và ban hành chương trình tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, với định hướng điều chỉnh gắn đào tạo với thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở chương trình khung của Bộ LĐTBXH, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế và thể hiện rõ mục tiêu đào tạo của trường.

- Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới chương trình dạy nghề. Định kỳ thực hiện rà soát, hoàn thiện các chương trình đào tạo, bảo đảm tính liên thông hợp lý giữa các trình độ. Chú trọng việc mời các chuyên gia từ bên ngoài là cán bộ kỹ thuật giỏi của các doanh nghiệp, của các đơn vị sử dụng nhân lực nhà trường đào tạo tham gia bằng văn bản góp ý nội dung cần thêm, bớt để xây dựng, biên soạn, chỉnh sửa chương trình đào tạo.

- Lựa chọn giáo trình cho các môn học/mô đun của các chương trình đào tạo. Ban giám hiệu phê duyệt quyết định danh sách thống kê tên các giáo trình cho từng mô đun, môn học của chương trình đào tạo do các Khoa đề xuất.

- Tổ chức phổ biến rộng rãi cho giảng viên, cán bộ, nhân viên, người lao động trong nhà trường được biết; xây dựng kế hoạch và thực hiện phương án tiếp nhận những ý kiến phản hồi của giảng viên, cán bộ nhân viên quản lý về chương trình, giáo trình của trường.

- Xây dựng kế hoạch và thực hiện phương án tiếp nhận những ý kiến phản hồi của các doanh nghiệp, công ty có sử dụng lao động là người tốt nghiệp đã đi làm về chương trình đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

- Tổ chức Hội nghị chuyên đề để nhận xét, đánh giá toàn diện chất lượng giáo trình, tài liệu giảng dạy.

5. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và Thư viện

- Tiếp tục hoàn chỉnh và xây dựng một số văn bản quy định phân cấp quản lý các hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm đảm bảo hoạt động đúng chức năng, công suất.

- Tiếp tục đầu tư mua sắm bổ sung dụng cụ, máy móc thiết bị đủ về số lượng, hiện đại, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội hiện tại cho các ngành nghề đào tạo của nhà trường đáp ứng tiêu chuẩn Quốc gia với một số nghề trọng điểm. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị hiện có.

- Tiếp tục đầu tư mua sắm, biên soạn thêm đầu sách. Mua sắm thêm máy vi tính, lắp đặt hệ thống mạng internet để người học tìm kiếm thông tin, tài liệu học tập, nghiên cứu trên mạng. Khuyến khích giảng viên gửi các bài giảng, giáo trình, tài liệu sách tham khảo...lên website của trường để học sinh, sinh viên tìm đọc, tải về.

- Nâng cấp phần mềm quản lý thư viện, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho thư viện, tiến tới số hóa các giáo trình, tài liệu tham khảo các môn học/mô đun.

- Tăng hiệu suất sử dụng dụng cụ, máy móc thiết bị tại các phòng thực hành, thí nghiệm thông qua phương pháp giảng dạy tích hợp trang bị cho người học kiến thức liên quan kết hợp rèn luyện kỹ năng tay nghề làm ra sản phẩm.

- Rà soát, chỉnh sửa các bản quy định nội quy sử dụng máy móc thiết bị phục vụ đào tạo tại các phòng thực hành, thí nghiệm, vườn tiêu bản, trại chăn nuôi…. Yêu cầu các khoa, các phòng ban thông qua công tác kiểm kê tài sản, phân tích, đánh giá hư hỏng, quá trình sử dụng để làm tốt công tác bảo trì bảo dưỡng, nâng cấp, mua sắm mới đảm bảo cơ sở vật chất về máy móc thiết bị hiện đại hơn để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp của nhà trường.

- Xây dựng, ban hành định mức tiêu hao vật tư hoặc định mức kinh tế kỹ thuật trong đào tạo.

- Các khoa phối hợp với phòng quản lý thiết bị và đầu tư xây dựng danh mục thiết bị đào tạo (kèm theo hồ sơ thiết bị) hiện có của chương trình đào tạo do khoa đảm nhiệm bao gồm tên thiết bị, số lượng, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng.

6. Quản lý tài chính.

- Trong những năm tới, thông qua hội nghị CBVC nghiên cứu nhu cầu chi tiêu, dự báo những biến động của giá cả thị trường để nâng cao sự chủ động trong công tác lập kế hoạch tài chính, điều chỉnh, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ và điều hành dự toán chi phù hợp với thực tế hơn.

7. Các dịch vụ cho người học nghề

- Phòng Công tác HSSV tiếp tục cải tiến các hình thức cung cấp thông tin để đảm bảo tất cả HSSV đều nắm vững các quy chế, nội quy, quy định của nhà trường.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt, hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi giải trí cho HSSV ở ký túc xá.

- Xây dựng kế hoạch và thực hiện phương án thu thập ý kiến đơn vị sử dụng lao động về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động và sự phù hợp của chương trình đào tạo với thực tiễn sản xuất kinh doanh dịch vụ.

- Xây dựng kế hoạch và thực hiện phương án điều tra lần vết đối với người tốt nghiệp để thu thập thông tin về việc làm, đánh giá về chất lượng đào tạo của nhà trường, sự phù hợp của chương trình đào tạo với vị trí việc làm của người tốt nghiệp.

- Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp...tìm đầu ra cho HSSV sau khi tốt nghiệp nhằm cung ứng lao động trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

- Duy trì sự hợp tác với các doanh nghiệp, chủ đầu tư góp vốn để xây dựng cơ sở vật chất vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe hiện đại theo hướng đôi bên cùng có lợi như làm sân bóng đá cỏ nhân tạo vừa tạo cảnh quan đẹp mắt, người học vẫn có điều kiện học tập các môn giáo dục thể chất vừa có thêm sự quản lý có hiệu quả của người đầu tư, góp thêm phần tài chính cho nhà trường, phát huy được tác dụng của các loại tài sản có giá trị của nhà trường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN IV

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Qua kết quả tự đánh giá chất lượng trường năm 2018, Ban Giám hiệu nhà trường đưa ra một số kiến nghị nhằm mục đích đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp của trường đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm định, đánh giá, cho điểm chất lượng giáo dục nghề nghiệp đúng đắn, trung thực, khách quan như sau:

- Các đơn vị (phòng ban, khoa, bộ môn trực thuộc, trung tâm) nghiên cứu kết quả tự đánh giá chất lượng trường năm 2018 của Hội đồng để nhận thấy những thế mạnh, nhược điểm về hoạt động phục vụ đào tạo giáo dục nghề nghiệp của đơn vị để tiếp tục phát huy những mặt mạnh và đặc biệt bổ sung những hoạt động còn thiếu, củng cố những hoạt động còn yếu, có lưu lại minh chứng theo hướng dẫn số 23/TCGDNN-KĐCL ngày 26/1/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng năm 2018. Các minh chứng cần có để đánh giá chất lượng trường đạt tiêu chuẩn đã được cụ thể hóa cho các đơn vị theo thông báo của phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng ngày 15/08/2018 về việc xây dựng quy trình công việc, cung cấp minh chứng đánh giá chất lượng trường năm 2018.

- Trưởng phó các đơn vị và toàn thể Cán bộ viên chức trong nhà trường cần hiểu rõ hoạt động cung cấp minh chứng phục vụ tự kiểm định đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ của tất cả các đơn vị và Cán bộ viên chức trong toàn trường. Từ nhận thức đó Ban giám hiệu – Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp của nhà trường chỉ đạo và nhắc nhở Trưởng đơn vị cần phát huy vai trò cao hơn nữa trong việc quản lý thực hiện các hoạt động đào tạo bảo đảm chất lượng, thường xuyên duy trì và cung cấp đầy đủ các minh chứng cho Hội đồng tự đánh giá của nhà trường.

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG CAO ĐẲNG

CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ BẢO LỘC

Số     /QĐ -TCHC

C       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

   Bảo Lộc, ngày   tháng  năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

V/v: Thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng GDNN năm học 2017- 2018

 

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ BẢO LỘC

- Thực hiện thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành trọng điểm quốc gia năm 2018;

            - Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014 và nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

- Căn cứ quyết định số 4313/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc;

         Xét đề nghị của Ông Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng GDNN trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc năm 2018 (có danh sách kèm theo).

            Điều 2: Hội đồng tự đánh giá chất lượng GDNN có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tự đánh giá chất lượng; thông qua báo cáo, minh chứng tự đánh giá chất lượng GDNN theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn bám sát hướng dẫn của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng GDNN;        Điều 3: Trưởng các Phòng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm và các thành viên có tên trong danh sách chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Hội đồng; Các Phòng, Khoa;

- Lưu VP, phòng KT&KĐCL

                          HIỆU TRƯỞNG

 

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG CAO ĐẲNG

CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ BẢO LỘC

 

C       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

   Bảo Lộc, ngày   tháng  năm 2018

DANH SÁCH

V/v: Thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng GDNN của nhà trường

năm học 2017 -2018

(Kèm theo quyết định số....../QĐ-TCHC)

STT

Họ và tên

Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụ

 

1

Nguyễn Đức Thiết

Hiệu trưởng

Chủ tịch Hội đồng

 

2

Lương Ánh

P. Hiệu trưởng

P. Chủ tịch Hội đồng

 

3

Phạm Cân

P. Hiệu trưởng

P. Chủ tịch Hội đồng

 

4

Nguyễn Văn Chiến

P.Trưởng phòng KT&KĐCL

Thư ký

 

5

Tạ Quang Huy

Trưởng phòng ĐT&QLKH

Thành viên

 

6

Phạm Hữu Kha

Trưởng phòng TCHC

Thành viên

 

7

Nguyễn Tất Nghiêm

Trưởng phòng CTHSSV

Thành viên

 

8

Nguyễn Đình Hợi

Trưởng phòng TCKT

Thành viên

 

9

Vũ Thanh Hồng

P.Trưởng phòng QT

Thành viên

 

10

Võ Thành Sơn

GĐ TT Tuyển sinh - HTVL

Thành viên

 

11

Nguyễn Viết Thông

Trưởng khoa Trồng trọt

Thành viên

 

12

Nguyễn Xuân Quang

Trưởng khoa Chăn nuôi

Thành viên

 

13

Nguyễn Thế Định

Trưởng khoa Cơ điện

Thành viên

 

14

Nguyễn Văn Mai

Trưởng khoa CNTT

Thành viên

 

15

Nguyễn Tuấn Sơn

Trưởng khoa Kinh tế

Thành viên

 

16

Trần Phúc

Trưởng khoa VHCB

Thành viên

 

17

Vũ Thị Thuỷ

Trưởng Bộ môn CT-PL

Thành viên

 

18

Lê Thị Thanh Bình

Bí thư Đoàn trường

Thành viên

 

19

Nguyễn Văn Thắng

P.TGĐ Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng (TKV)

Thành viên

 

20

Đỗ Quốc Lợi

GĐ nhân sự Công ty CJ VINA Việt Nam

Thành viên

 

21

Nguyễn Ngọc Ân

Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH đầu tư sản xuất Kim Ngân

Thành viên

 

 

Nơi nhận:

- Hội đồng;

- Các Phòng, Khoa;

- Lưu VP, phòng KT&KĐCL.

                          

                        HIỆU TRƯỞNG

 

             

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG CAO ĐẲNG

CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ BẢO LỘC

Số     /QĐ - TCHC

C       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

   Bảo Lộc, ngày   tháng  năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

V/v: Thành lập Ban thư ký và các nhóm công tác chuyên trách

cho quá trình Tự đánh giá chất lượng GDNN nhà trường năm học 2017 - 2018

 

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ BẢO LỘC

- Thực hiện thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành trọng điểm quốc gia năm 2018;

            - Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014 và nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

- Căn cứ quyết định số 4313/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc;

         Xét đề nghị của Ông Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính:

QUYẾT ĐỊNH

            Điều 1. Thành lập ban thư ký và các nhóm công tác chuyên trách cho quá trình tự đánh giá của Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc (có danh sách kèm theo).

            Điều 2. Ban thư ký và các nhóm công tác chuyên trách thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục của Trường giao và triển khai quá trình tự đánh giá theo hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Ban thư ký và các nhóm chuyên trách tự giải tán khi hoàn thành nhiệm vụ.

            Điều 3. Trưởng các Phòng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm và các thành viên Ban thư ký và các nhóm công tác chuyên trách chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Lưu  VP, Phòng KT&KĐCL

                           

                     HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG CAO ĐẲNG

CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ BẢO LỘC

Số     /QĐ -TCHC

C       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

             Bảo Lộc, ngày  tháng  năm 2018

 

         

DANH SÁCH BAN THƯ KÝ

VÀ NHÓM CÔNG TÁC CHUYÊN TRÁCH

(Kèm theo quyết định số:  /QĐ- TCHC, ngày…. tháng … năm 2018 của Hiệu trưởng       

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc)

I. BAN THƯ KÝ:

STT

Họ và tên

Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụ

1

Phạm Vĩnh Trường

Trưởng phòng KT&KĐCL

Trưởng Ban

2

Nguyễn Văn Chiến

P. Phòng KT&KĐCL

Thành viên

3

Vũ Thị Thủy

Trưởng Bộ môn CT&PL

Thành viên

4

Trần Thị Thành Vinh

GV. Khoa TT-QLĐĐ

Thành viên

5

Tạ Phạm Hải Duy

Giảng viên - Phòng KT&KĐCL

Thành viên

II. NHÓM CÔNG TÁC CHUYÊN TRÁCH:

1. Nhóm công tác chuyên trách 1:

1.1 Tiêu chí 1: Mục tiêu, sứ mạng, tổ chức và quản lý (17 tiêu chuẩn)

1.2.Tiêu chí 3: Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động (15 tiêu chuẩn)

STT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

1

Lương Ánh

Phó Hiệu trưởng

Trưởng nhóm

2

Trần Thị Lan Anh

GV. Khoa Kinh tế

Thư ký

3

Tạ Thị Thuỳ Mai

P. Khoa Kinh tế

Thành viên

4

Phạm Văn Hoa

GV. Khoa KHCB

Thành viên

5

Vũ Thị Thủy

Trưởng bộ môn CT&PL

Thành viên

6

Trần Thái Nguyệt

GV. Khoa Kinh tế

Thành viên

7

Hoàng Thị Thanh Thuỷ

GV. Khoa KHCB

Thành viên

8

Phạm Văn Đảm

GV - Phòng TCHC

Thành viên

2. Nhóm công tác chuyên trách 2:

2.1. Tiêu chí 2: Hoạt động đào tạo (17 tiêu chuẩn)

2.2. Tiêu chí 4: Chương trình, giáo trình (15 tiêu chuẩn)

STT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

1

Tạ Quang Huy

Trưởng phòng ĐT&QLKH

Trưởng nhóm

2

Trịnh Thị Ánh Nhung

GV. Khoa KHCB

Thư ký

3

Trần Phúc

Trưởng Khoa KHCB

Thành viên

4

Nguyễn Tuấn Sơn

Trưởng Khoa Kinh tế

Thành viên

5

Hoàng Thị Ngoan

GV. Khoa KHCB

Thành viên

6

Nguyễn Thị Thanh Hoa

GV. Khoa CNTT&NN

Thành viên

7

Võ Minh Tiến

GV. Khoa CNTT&NN

Thành viên

8

Nguyễn Thị Yên

Cán bộ Thư viện

Thành viên

3. Nhóm công tác chuyên trách 3:

 3.1. Tiêu chí 5: Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện (15 tiêu chuẩn)

3.2. Tiêu chí 6: Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế (5 tiêu chuẩn)

 STT

Họ và tên

 Chức vụ

Nhiệm vụ

1

Phan Quốc Hoàn

P. Phòng ĐT&QLKH

Trưởng nhóm

2

Trần Thị Thành Vinh

GV. Khoa TT-QLĐĐ

Thư ký

3

Trịnh Thị Hương

Phó khoa KHCB

Thành viên

4

Vi Vũ Việt Anh

GV. Bộ môn CT&PL

Thành viên

5

Lê Ngọc Lập

GV. Khoa Kinh tế

Thành viên

6

Nghiêm Thị Hồng Hải

GV. Khoa CNTT&NN

Thành viên

4. Nhóm công tác chuyên trách 4:

 4.1. Tiêu chí 7: Quản lý tài chính (6 tiêu chuẩn)

STT

Họ và tên

 Chức vụ

Nhiệm vụ

1

Nguyễn Đình Hợi

Trưởng phòng TCKT

Trưởng nhóm

2

Lê Thị Thanh Bình

GV. Khoa Kinh tế

Thư ký

3

Trương Thị Thuỳ Trang

GV - Phòng TCKT

Thành viên

5. Nhóm công tác chuyên trách 5:

5.1. Tiêu chí 8: Dịch vụ người học (9 tiêu chuẩn)

5.2. Tiêu chí 9: Giám sát, đánh giá chất lượng (6 tiêu chuẩn)

TT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

1

Đào Duy Phước

P. Phòng đào tạo

Trưởng nhóm

2

Nguyễn Thị Ánh Nga

P. Khoa TT-QLĐĐ

Thư ký

3

Dương Đức Thắng

GV. Khoa TT-QLĐĐ

Thành viên

4

Trần Ngọc Thảo My

GV. Bộ môn CT-PL

Thành viên

5

Phạm Yến Vy

GV. Khoa Kinh tế

Thành viên

6

Vũ Thị Mai Oanh

GV. Khoa CNTT&NN

Thành viên

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Cục KT&KĐCLGD (để báo cáo)

- Lưu  VP, Phòng KT&KĐCL

                           HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG CAO ĐẲNG

CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ BẢO LỘC

Số     /QĐ -TCHC

C       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

   Bảo Lộc, ngày   tháng  năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

V/v: Thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo

ngành trọng điểm quốc gia năm học 2017 - 2018

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ BẢO LỘC

- Thực hiện thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành trọng điểm quốc gia năm 2018;

            - Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014 và nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

- Căn cứ quyết định số 4313/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc;

         Xét đề nghị của Ông Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính

QUYẾT ĐỊNH

            Điều 1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành trọng điểm quốc gia năm 2018 của trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc năm 2018 (có danh sách kèm theo).

            Điều 2. Hội đồng tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành trọng điểm quốc gia năm 2018 có nhiệm vụ phân công, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tự đánh giá chất lượng các ngành trọng điểm quốc gia của các Khoa chuyên môn có ngành trọng điểm được phê duyệt và thông qua báo cáo, minh chứng theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước khi trình Hiệu trưởng phê duyệt;

            Điều 3. Trưởng các Phòng, Khoa, Trung tâm và các thành viên có tên trong danh sách chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Lưu VP, phòng KT&KĐCL

                          

                        HIỆU TRƯỞNG

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG CAO ĐẲNG

CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ BẢO LỘC

 

C       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

   Bảo Lộc, ngày   tháng  năm 2018

 

         

 

DANH SÁCH

Hội đồng tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo

ngành trọng điểm quốc gia năm học 2017 - 2018

1. Ngành Trồng trọt:

STT

Họ và tên

Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụ

1

Nguyễn Đức Thiết

Hiệu trưởng

Chủ tịch hội đồng

2

Nguyễn Viết Thông

Trưởng khoa Trồng trọt

P. Chủ tịch hội đồng

3

Nguyễn Trung Kiên

P.Trưởng khoa Trồng trọt

Thư ký hội đồng

4

Nguyễn Văn Chiến

P.Trưởng phòng KT&KĐCL

Thành viên

5

Tạ Quang Huy

Trưởng phòng ĐT&QLKH

Thành viên

6

Phạm Hữu Kha

Trưởng phòng TCHC

Thành viên

7

Nguyễn Tất Nghiêm

Trưởng phòng CTHSSV

Thành viên

8

Nguyễn Đình Hợi

Trưởng phòng TCKT

Thành viên

9

Vũ Thanh Hồng

P.Trưởng phòng QT

Thành viên

2. Ngành Chăn nuôi:

STT

Họ và tên

Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụ

1

Nguyễn Đức Thiết

Hiệu trưởng

Chủ tịch hội đồng

2

Nguyễn Xuân Quang

Trưởng khoa Chăn nuôi

P. Chủ tịch hội đồng

3

Nguyễn Cảnh Dũng

P.Trưởng khoa Chăn nuôi

Thư ký hội đồng

4

Nguyễn Văn Chiến

P.Trưởng phòng KT&KĐCL

Thành viên

5

Tạ Quang Huy

Trưởng phòng ĐT&QLKH

Thành viên

6

Phạm Hữu Kha

Trưởng phòng TCHC

Thành viên

7

Nguyễn Tất Nghiêm

Trưởng phòng CTHSSV

Thành viên

8

Nguyễn Đình Hợi

Trưởng phòng TCKT

Thành viên

9

Vũ Thanh Hồng

P.Trưởng phòng QT

Thành viên

3. Ngành Công nghệ ôtô:

STT

Họ và tên

Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụ

1

Nguyễn Đức Thiết

Hiệu trưởng

Chủ tịch hội đồng

2

Phạm Cân

P.Hiệu trưởng

P. Chủ tịch hội đồng

3

Nguyễn Thế Định

Trưởng khoa Cơ điện

P. Chủ tịch hội đồng

4

Nguyễn Tấn Trúc

P.Trưởng khoa Cơ điện

Thư ký hội đồng

5

Nguyễn Văn Chiến

P.Trưởng phòng KT&KĐCL

Thành viên

6

Tạ Quang Huy

Trưởng phòng ĐT&QLKH

Thành viên

7

Phạm Hữu Kha

Trưởng phòng TCHC

Thành viên

8

Nguyễn Tất Nghiêm

Trưởng phòng CTHSSV

Thành viên

9

Nguyễn Đình Hợi

Trưởng phòng TCKT

Thành viên

10

Vũ Thanh Hồng

P.Trưởng phòng QT

Thành viên

11

Võ Văn Thái

GV. Khoa Cơ điện

Thành viên

4. Ngành Điện công nghiệp:

STT

Họ và tên

Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụ

1

Nguyễn Đức Thiết

Hiệu trưởng

Chủ tịch hội đồng

2

Phạm Cân

P. Hiệu trưởng

P. Chủ tịch hội đồng

3

Nguyễn Thế Định

Trưởng khoa Cơ điện

P. Chủ tịch hội đồng

4

Trần Văn Huy

Trưởng Bộ môn Điện

Thư ký hội đồng

5

Nguyễn Văn Chiến

P.Trưởng phòng KT&KĐCL

Thành viên

6

Tạ Quang Huy

Trưởng phòng ĐT&QLKH

Thành viên

7

Phạm Hữu Kha

Trưởng phòng TCHC

Thành viên

8

Nguyễn Tất Nghiêm

Trưởng phòng CTHSSV

Thành viên

9

Nguyễn Đình Hợi

Trưởng phòng TCKT

Thành viên

10

Vũ Thanh Hồng

P.Trưởng phòng QT

Thành viên

11

Bùi Thanh Yên

GV. Khoa Cơ điện

Thành viên

5. Ngành Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm):

STT

Họ và tên

Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụ

 

1

Nguyễn Đức Thiết

Hiệu trưởng

Chủ tịch hội đồng

 

2

Lương Ánh

P. Hiệu trưởng

P. Chủ tịch hội đồng

 

3

Nguyễn Văn Mai

Trưởng khoa CNTT-NN

P. Chủ tịch hội đồng

 

4

Lê Đức Nhật

P.Trưởng khoa CNTT-NN

Thư ký hội đồng

 

5

Nguyễn Văn Chiến

P.Trưởng phòng KT&KĐCL

Thành viên

 

6

Tạ Quang Huy

Trưởng phòng ĐT&QLKH

Thành viên

 

7

Phạm Hữu Kha

Trưởng phòng TCHC

Thành viên

 

8

Nguyễn Tất Nghiêm

Trưởng phòng CTHSSV

Thành viên

 

9

Nguyễn Đình Hợi

Trưởng phòng TCKT

Thành viên

 

10

Vũ Thanh Hồng

P.Trưởng phòng QT

Thành viên

 

11

Nguyễn Thị Thanh Hoa

GV. Khoa CNTT

Thành viên

 

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Hội đồng; Các Phòng, Khoa;

- Lưu VP, phòng KT&KĐCL

                          

                        HIỆU TRƯỞNG

 

             

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG CAO ĐẲNG

CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ BẢO LỘC

 

C       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                    Bảo Lộc, ngày   tháng  năm 2018

 

KẾ HOẠCH TỰ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG

GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP NĂM 2018

1. Mục đích tự kiểm định

Thực hiện kế hoạch tự kiểm định chất lượng dạy nghề theo thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 8 tháng 6 năm 2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Thông qua kết quả tự kiểm định, nhà trường thấy được các mặt mạnh, mặt yếu của công tác giáo dục nghề nghiệp để từ đó có những giải pháp và hành động nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng dạy nghề của nhà trường.

2. Phạm vi kiểm định

Kiểm định tổng thể các hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp của trường theo Bộ tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề của Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 06 năm 2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

3. Hội đồng tự kiểm định

3.1. Thành phần Hội đồng tự kiểm định Hội đồng tự kiểm định được thành lập theo Quyết định số ………….. ngày … tháng …. năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và kinh tế Bảo Lộc (Có danh sách kèm theo).

3.2. Ban thư ký và các nhóm chuyên trách giúp việc Hội đồng tự kiểm định Ban thư ký, nhóm chuyên trách giúp việc Hội đồng tự kiểm định được thành lập theo Quyết định số ………………………ngày .. tháng … năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và kinh tế Bảo Lộc (có danh sách kèm theo).

3.3. Phân công thực hiện nhiệm vụ:

 

* Nhóm công tác chuyên trách 1:

Tiêu chí 1: Mục tiêu, sứ mạng, tổ chức và quản lý (17 tiêu chuẩn)

Tiêu chí 3: Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động (15 tiêu chuẩn)

STT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

1

Lương Ánh

Phó Hiệu trưởng

Trưởng nhóm

2

Trần Thị Lan Anh

GV. Khoa Kinh tế

Thư ký

3

Tạ Thị Thuỳ Mai

P. Khoa Kinh tế

Thành viên

4

Phạm Văn Hoa

GV. Khoa KHCB

Thành viên

5

Vũ Thị Thủy

Trưởng bộ môn CT&PL

Thành viên

6

Trần Thái Nguyệt

GV. Khoa Kinh tế

Thành viên

7

Hoàng Thị Thanh Thuỷ

GV. Khoa KHCB

Thành viên

8

Phạm Văn Đảm

GV - Phòng TCHC

Thành viên

* Nhóm công tác chuyên trách 2:

Tiêu chí 2: Hoạt động đào tạo (17 tiêu chuẩn)

Tiêu chí 4: Chương trình – giáo trình (15 tiêu chuẩn)

STT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

1

Tạ Quang Huy

Trưởng phòng ĐT&QLKH

Trưởng nhóm

2

Trịnh Thị Ánh Nhung

GV. Khoa KHCB

Thư ký

3

Trần Phúc

Trưởng Khoa KHCB

Thành viên

4

Nguyễn Tuấn Sơn

Trưởng Khoa Kinh tế

Thành viên

5

Hoàng Thị Ngoan

GV. Khoa KHCB

Thành viên

6

Nguyễn Thị Thanh Hoa

GV. Khoa CNTT&NN

Thành viên

7

Võ Minh Tiến

GV. Khoa CNTT&NN

Thành viên

8

Nguyễn Thị Yên

Cán bộ Thư viện

Thành viên

* Nhóm công tác chuyên trách 3:

Tiêu chí 5: Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện (17 tiêu chuẩn)

Tiêu chí 6: Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế (5 tiêu chuẩn)

STT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

1

Phan Quốc Hoàn

P. Phòng ĐT&QLKH

Trưởng nhóm

2

Trần Thị Thành Vinh

GV. Khoa TT-QLĐĐ

Thư ký

3

Trịnh Thị Hương

Phó khoa KHCB

Thành viên

4

Vi Vũ Việt Anh

GV. Bộ môn CT&PL

Thành viên

5

Lê Ngọc Lập

GV. Khoa Kinh tế

Thành viên

6

Nghiêm Thị Hồng Hải

GV. Khoa CNTT&NN

Thành viên

7

Phan Quốc Hoàn

P. Phòng ĐT&QLKH

Thành viên

8

Trần Thị Thành Vinh

GV. Khoa TT-QLĐĐ

Thành viên

* Nhóm công tác chuyên trách 4:

Tiêu chí 7: Quản lý tài chính (6 tiêu chuẩn)

STT

Họ và tên

 Chức vụ

Nhiệm vụ

1

Nguyễn Đình Hợi

Trưởng phòng TCKT

Trưởng nhóm

2

Lê Thị Thanh Bình

GV. Khoa Kinh tế

Thư ký

3

Trương Thị Thuỳ Trang

GV - Phòng TCKT

Thành viên

* Nhóm công tác chuyên trách 5:

 Tiêu chí 8: Dịch vụ người học (9 tiêu chuẩn)

 Tiêu chí 9: Giám sát, đánh giá chất lượng (6 tiêu chuẩn)

TT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

1

Đào Duy Phước

P. Phòng đào tạo

Trưởng nhóm

2

Nguyễn Thị Ánh Nga

P. Khoa TT-QLĐĐ

Thư ký

3

Dương Đức Thắng

GV. Khoa TT-QLĐĐ

Thành viên

4

Trần Ngọc Thảo My

GV. Bộ môn CT-PL

Thành viên

5

Phạm Yến Vy

GV. Khoa Kinh tế

Thành viên

6

Vũ Thị Mai Oanh

GV. Khoa CNTT&NN

Thành viên

 

4. Kế hoạch huy động các nguồn lực

- Nhân lực: ngoài các thành viên trong Hội đồng tự kiểm định, Ban thư ký và các nhóm chuyên trách, tuỳ tình hình thực tế khi triển khai công tác tự kiểm định, có thể huy động thêm cán bộ từ các đơn vị (khoa, phòng, trung tâm…).

- Cơ sở vật chất và tài chính: tận dụng cơ sở vật chất hiện có tại các đơn vị và có thể mua thêm các trang thiết bị cần thiết cho công tác tự kiểm định, trên cơ sở kinh phí được cấp hàng năm cho hoạt động tự kiểm định. Về kinh phí tự kiểm định năm nay có thể gồm các nội dung chi cơ bản như: tập huấn, thu thập và xử lý minh chứng, viết báo cáo, bồi dưỡng các phiên họp, phụ cấp trách nhiệm của Hội đồng tự kiểm định, Ban thư ký, nhóm chuyên trách, chi vật tư, văn phòng phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ cho hoạt động tự đánh giá chất lượng trường (tủ đựng tài liệu, cặp đựng tài liệu, máy in, mực in…).

- Hoạt động thu thập cung cấp minh chứng: các trưởng nhóm trong các nhóm công tác chuyên trách cũng chính là cấp trưởng hoặc cấp trên trực tiếp quản lý đơn vị chức năng thực hiện các công việc cần thiết trong hệ thống công tác đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp của trường. Trên cơ sở các tiêu chuẩn của các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 06 năm 2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ban giám hiệu yêu cầu các trưởng đơn vị cần thực hiện những công việc cần làm đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo nội dung của các tiêu chuẩn đã quy định, đồng thời lưu trữ và cung cấp cho Hội đồng kiểm định chất lượng các minh chứng của các hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp hàng năm của nhà trường.

5. Kế hoạch thu thập thông tin từ nguồn ngoài trường

Thời gian

Các hoạt động

Phụ trách

Từ 01/08/2018 đến 10/08/2018

- Họp lãnh đạo nhà trường để thảo luận mục đích, phạm vi, thời gian biểu và xác định các thành viên của Hội đồng tự kiểm định;

- Ra quyết định thành lập Hội đồng tự kiểm định, Ban thư ký và các nhóm chuyên trách;

- Họp Hội đồng tự kiểm định:

+ Công bố quyết định thành lập Hội đồng TKĐ;

+ Thảo luận và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên  trong Hội đồng;

+ Thông qua dự thảo kế hoạch tự kiểm định;

+ Giao nhiệm vụ cho các nhóm công tác chuyên trách;

Phòng Khảo thí &KĐCL

Từ 11/08/2018 đến 15/08/2018

- Hoàn thiện bản dự thảo kế hoạch tự kiểm định

- Họp Hội đồng tự kiểm định:

+ Công bố kế hoạch tự kiểm định đã được phê duyệt;

+ Thông báo phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.

+ Hội đồng và các nhóm công tác chuyên trách giúp việc cho Hội đồng.

- Các nhóm công tác chuyên trách ký kết hợp đồng thực hiện công việc với Ban giám hiệu.

Trưởng nhóm - Thư ký nhóm công tác chuyên trách.

 

Từ 15/08/2018 đến 20/10/2018

- Các nhóm công tác chuyên trách làm việc:

+ Xây dựng kế hoạch công tác;

+ Thu thập thông tin và minh chứng;

+ Phân loại tiêu chí các thông tin và minh chứng thu được.

+ Mô tả thông tin và minh chứng thu được thông qua Bảng mã minh chứng;

+ Phân tích, lý giải các kết quả thu được.

+ Đánh giá, xác định mức độ đạt được theo từng chỉ số, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng dạy nghề có liên quan; phân tích, chỉ rõ các điểm mạnh, tồn tại và nguyên nhân; đề xuất kế hoạch hành động nhằm nâng cao chất lượng hoạt động theo mẫu 2: Báo cáo đánh giá chi tiết tiêu chí.

- Viết báo cáo phân đoạn các tiêu chí được phân công. Hoàn thiện công việc thu thập minh chứng, hoàn thiện báo cáo phân đoạn các tiêu chí được phân công gửi về phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng. Chậm nhất ngày 15/10/2018.

Trưởng nhóm - Thư ký nhóm công tác chuyên trách.

 

Từ 20/10/2018 đến 30/11/2018

- Tổng hợp minh chứng thu được.

- Tổng hợp báo cáo theo phân đoạn các tiêu chí.

- Viết báo cáo tự đánh giá.

- Họp hội đồng tự đánh giá chỉnh sửa báo cáo.

- Công bố báo cáo tự đánh giá.

Phòng khảo thí &KĐCL

 

 

BẢNG MÃ MINH CHỨNG

Số

TT

Tiêu

chí

Tiêu chuẩn

Mã minh chứng

Minh chứng

Tên minh chứng

1

 

 

1

 

 

1.1

1.1.01

 

Văn bản thể hiện mục tiêu sứ mạng của trường (đề án thành lập trường hoặc quy chế tổ chức, hoạt động của trường) đã được phê duyệt.

2

1.1.02

 

Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của trường.

3

1.1.03

 

Văn bản của địa phương/ngành trong đó có nhu cầu sử dụng nhân lực hoặc có thông tin về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp đối với các ngành/nghề trường đào tạo.

4

1.1.04

 

Hình thức công bố mục tiêu sứ mạng nhà trường.

5

1.1.05

 

Nội dung thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.

6

1.1.06

 

Ý kiến nhà giáo, cán bộ quản lý.

7

1.2

1.2.01

 

Giấy chứng nhận

8

1.2.03

 

Văn bản của đại phương/ngành trong đó có thông tin về nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương, ngành/nghề trường đào tạo. 1.2.3.

9

 

1.3

1.3.01

 

Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường

10

 

1.3.02

 

Quyết định thành lập các Phòng, khoa, đơn vị trực thuộc trường

11

 

1.3.03

 

Quy chế chi tiêu nội bộ và các quy chế khác

12

 

1.3.04

 

Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý

13

 

1.4

1.4.01

 

Các văn bản quy định về tổ chức và quản lý của trường ban hành lần đầu

14

 

1.4.02

 

Kết quả rà soát các văn bản quy định về tổ chức và quản lý hàng năm

15

 

1.4.03

 

Các văn bản quy định về tổ chức và quản lý của trường được rà soát, điều chỉnh

16

 

1.5

1.5.01

 

Các văn bản của Trường quy định chức năng nhiệm vụ của các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường.

17

 

1.5.02

 

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp được cấp

18

 

1.5.03

 

Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp được cấp

19

 

1.5.04

 

Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường.

20

 

1.6

1.6.01

 

Quyết định thành lập Hội đồng trường hoặc hội đồng quản trị.

21

 

1.6.02

 

Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của Hội đồng trường hoặc hội đồng quản trị.

22

 

1.6.03

 

Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn

23

 

1.6.04

 

Văn bản của Trường quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường.

24

 

1.6.05

 

Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường.

25

 

1.6.06

 

Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của trường.

26

1.6.07

 

Quyết định khen thưởng hàng năm của trường, của các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường

27

1.7

1.7.03

 

Văn bản thành lập hoặc phân công đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng của trường.

28

1.8

1.8.01

 

Văn bản thành lập hoặc phân công đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng của trường.

29

1.8.02

 

Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của trường.

30

1.8.03

 

Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của bộ phận phụ trách công tác quản lý, đảm bảo chất lượng đào tạo.

31

 

1.8.05

 

Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý.

32

 

1.9

1.9.01

 

Quyết định thành lập chi bộ/đảng bộ của trường.

33

 

1.9.02

 

Nghị quyết chi bộ/Đảng bộ trường hàng năm.

34

 

1.9.03

 

Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của trường.

35

 

1.9.04

 

Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của tổ chức Đảng trong trường.

36

 

1.9.05

 

Ý kiến đánh giá của cấp trên về hoạt động của Chi bộ hoặc Đảng bộ trường hàng năm.

37

 

1.10

1.10.01

 

Văn bản thành lập các tổ chức đoàn thể

(như: Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh, Ban nữ công … theo đặc thù riêng của từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp)

38

 

1.10.02

 

Kế hoạch hoạt động hàng năm các tổ chức đoàn thể.

39

 

1.10.03

 

Quy định pháp luật đối với các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường.

40

 

1.10.04

 

Điều lệ của các đoàn thể, tổ chức xã hội.

41

 

1.10.05

 

Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường.

42

 

1.10.06

 

Đánh giá của cơ quan cấp trên về hoạt động của các tổ chức đoàn thể, xã hội trong trường hàng năm.

43

 

1.10.07

 

Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của trường.

44

 

1.10.08

 

Ý kiến của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý.

45

 

1.12

1.12.01

 

Văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi đối với các đối tượng được thụ hưởng.

46

 

1.12.02

 

Báo cáo sổ sách liên quan đến những cá nhân được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

47

 

1.12.03

 

Tài liệu/báo cáo của trường thể hiện việc bảo đảm cho nam nữ bình đẳng về trách nhiệm và quyền lợi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý khoa/đơn vị phụ trách việc thực hiện các chương trình đào tạo ( theo công việc, vị trí) hàng năm.

48

1.12.04

 

Ý kiến của  nhà giáo, cán bộ quản lý.

49

 

 

2

 

 

2.1

2.1.01

 

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp ( nếu có đăng ký bổ sung) được cấp

50

2.1.02

 

Thống kê các ngành, nghề đào tạo của trường hàng năm.

51

2.1.03

 

Danh sách chương trình đào tạo các ngành, nghề đào tạo của trường và chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo.

52

2.1.04

 

Hình thức công bố chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo.

53

2.1.05

 

Ý kiến của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý.

54

2.2

2.2.01

 

Quy chế tuyển sinh

55

2.3

2.3.01

 

Văn bản xác định chỉ tiêu tuyển sinh và kế hoạch tuyển sinh.

56

2.3.02

 

Thông báo tuyển sinh.

57

2.3.03

 

Quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh.

58

2.3.04

 

Hồ sơ đăng ký học.

59

2.3.05

 

Hồ sơ liên quan đến coi thi, chấm thi, xét tuyển.

60

2.3.06

 

Quyết định phê duyệt danh sách trúng tuyển

61

2.3.07

 

Văn bản/ báo cáo công tác tuyển sinh.

62

2.3.08

 

Biên bản thanh, kiểm tra công tác tuyển sinh.

63

2.3.09

 

Danh sách học sinh nhập học và quyết định phân lớp.

64

2.3.10

 

Ý kiến của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý.

65

2.4

2.4.01

 

Quy chế đào tạo của trường về đào tạo theo niên chế, theo phương thức tích lũy theo mô-đun hoặc tín chỉ.

66

2.4.02

 

Kế hoạch đào tạo hàng năm.

67

2.4.03

 

Danh sách người học và phương thức tở chức đào tạo của trường: ngành/nghề, trình độ, số lượng tuyển sinh.

68

2.4.04

 

Ý kiến của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý.

69

2.5

2.5.01

 

Danh sách các lớp, khóa học hàng năm.

70

2.5.02

 

Kế hoạch tiến độ đào tạo các lớp, khóa học.

71

2.5.03

 

Quyết định ban hành chương trình của các ngành hoặc nghề đã được đào tạo.

72

2.5.04

 

Kế hoạch tiến độ đào tạo các lớp, khóa học.

73

2.6

2.6.01

 

Kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo.

74

2.6.02

 

Kế hoạch nhà giáo.

75

2.6.03

 

Sổ lên lớp, giáo án giảng dạy, sổ tay nhà giáo của các ngành  nghề đào tạo.

76

2.6.04

 

Báo cáo, biên bản thanh kiểm tra về công tác đào tạo

77

2.7

2.7.01

 

Hợp đồng/biên bản thỏa thuận với đơn vị sử dụng lao động về việc cho người học thực hành, thực tập tại đơn vị sử dụng lao động, trong đó thể hiện việc phối hợp với đơn vị sử dụng lao động trong tổ chức, hương dẫn cho người học thực hành, thực tập.

78

2.7.02

 

Kế hoạch cho người học đi thực hành, thực tập

79

2.7.03

 

Quyết định của hiệu trưởng nhà trường về việc cử  người học đi thực hành, thực tập .. tại đơn vị sử dụng lao động.

80

 

2.7.04

 

Danh sách giảng viên giảng dạy/ hướng dẫn thực hành, thực tập các ngành, nghề tại đơn vị sử dụng lao động.

81

2.7.05

 

Đề cương thực hành, thực tập tại đơn vị sử dụng lao động.

82

2.7.06

 

Danh sách người học đã được thực hành, thực tập tại đơn vị sử dụng lao động.

83

2.7.07

 

Báo cáo kết quả  thực hành, thực tập của giảng viên giảng dạy/ hướng dẫn có sự xác nhận của đơn vị sử dụng lao động.

84

2.8

2.8.01

 

Sổ lên lớp

85

2.8.02

 

Sổ tay nhà giáo

86

2.8.03

 

Giáo án

87

2.8.04

 

Biên bản dự giờ, thanh kiểm tra hoạt động giảng dạy.

88

2.8.05

 

Ý kiến của người học, nhà giáo.

89

2.9

2.9.01

 

Phần mềm quản lý chương trình đào tạo, môn học, học sinh, điểm.

90

2.9.02

 

Phần mềm mô phỏng thực hành hoặc bài giảng, tài liệu giảng dạy cơ sử dụng phần mềm

91

2.9.03

 

Ý kiến của người học, nhà giáo.

92

2.10

2.10.01

 

Kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học hàng năm.

93

2.10.02

 

Biên bản kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học.

94

2.10.03

 

Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học.

95

2.11

2.11.01

 

Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học hàng năm.

96

 

2.11.02

 

Danh sách các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học đã được đề xuất.

97

2.11.03

 

Văn bản/ tài liệu thể hiện kết quả điều chỉnh các hoạt động dạy và học theo đề xuất.

98

2.11.04

 

Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý.

99

2.12

2.12.01

 

Các văn bản của trường quy định về  kiểm tra, thi, xét, công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ.

100

2.13

2.13.01

 

Danh sách các ngành, nghề đào tạo của trường.

101

2.13.02

 

Danh sách đại diện đơn vị sử dụng lao động tham gia đánh giá kết quả học tập của người học.

102

2.14

2.14.01

 

Văn bản/báo cáo về việc thực hiện theo quy định kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ trường đã ban hành.

103

2.15

2.15.01

 

Kế hoạch hàng năm về việc rà soát các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ.

104

2.15.02

 

Báo cáo kết quả công tác rà soát các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ.

105

2.15.03

 

Báo cáo/văn bản thể hiện việc sử dụng kết quả rà, đánh giá các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ hàng năm.

106

 

2.15.04

 

Ý kiến của  nhà giáo, cán bộ quản lý.

107

2.16

2.16.01

 

Văn bản của trường quy định về đào tạo liên thông.

 

108

2.16.02

 

Báo cáo kết quả tổ chức đào tạo liên thông của trường.

109

2.16.03

 

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với những ngành, nghề trường đào tạo liên thông ở trình độ tương ứng.

110

 

2.16.04

 

Chương trình đào tạo liên thông cho những ngành, nghề trường đào tạo liên thông.

111

 

2.16.05

 

Báo cáo về các khóa học sinh, sinh viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng hình thức đào tạo chính quy đã tốt nghiệp ( đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe).

112

 

2.16.06

 

Ý kiến của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý.

113

3

3.1

3.1.01

 

Văn bản của trường quy định về việc tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động.

114

3.2

3.2.01

 

Kết quả thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động hàng năm.

115

3.2.02

 

Danh sách nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hàng năm.

116

3.2.03

 

Báo cáo/văn bản tổng kết, biên bản thanh kiểm tra có nội dung thể hiện việc thực hiện chính sách, chế độ cho nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động hàng năm.

117

3.2.04

 

Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động.

118

3.3

3.3.01

 

Danh sách trích ngang nhà giáo: họ và tên; mô-đun, môn học đang giảng dạy; trình độ đào tạo; nghiệp vụ sư phạm; kỹ năng thực hành; ngoại ngữ, tin học.

119

3.3.02

 

Hồ sơ quản lý nhà giáo

120

3.3.03

 

Báo cáo/văn bản tổng kết, biên bản thanh kiểm tra có nội dung về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo.

121

3.3.04

 

Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý.

122

3.4

3.4.01

 

Quy chế tổ chức, hoạt động của trường.

123

3.4.02

 

Nội quy và quy định của trường.

124

3.4.03

 

Danh sách nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động: họ và tên, trình độ đào tạo, vị trí công tác.

125

3.4.04

 

Hồ sơ quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động.

126

3.4.05

 

Nhận xét, đánh giá, phân loại và có phiếu nhận xét, đánh giá và phân loại cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức và người lao động theo hướng dẫn Luật Công chức, Luật viên chức, pháp luật lao động.

127

3.4.06

 

Báo cáo tổng kết hàng năm của trường.

128

3.5

3.5.01

 

Danh sách trích ngang nhà giáo: họ và tên; mô-đun, môn học đang giảng dạy; trình độ đào tạo; nghiệp vụ sư phạm; kỹ năng thực hành; ngoại ngữ, tin học.

129

3.5.03

 

Quy định của trường về chế độ làm việc của nhà giáo.

130

3.5.04

 

Kế hoạch đào tạo.

131

3.5.05

 

Kế hoạch phân công giảng dạy cho toàn khóa của chương trình

132

3.5.06

 

Danh sách người học từng lớp, danh sách thể hiện số người học học lý thuyết, học thực hành.

133

3.5.07

 

Bảng thống kê giờ giảng của nhà giáo hàng năm.

134

3.5.08

 

Bảng thanh toán lương, thanh toán tiền vượt giờ.

135

3.5.09

 

Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ khác của nhà giáo theo học kỳ, năm học.

136

3.5.10

 

Bảng thống kê tỉ lệ quy đổi người học/nhà giáo.

137

3.5.11

 

Biên bản thanh, kiểm tra đối với đội ngũ nhà giáo (bao gồm cả đối với giảng viên dạy chuyên ngành riêng)

138

3.6

3.6.01

 

Chương trình đào tạo

139

3.6.02

 

Kế hoạch đào tạo cho từng ngành/ nghề theo từng học kỳ, năm học.

140

 

3.6.03

 

Danh sách trích ngang nhà giáo: họ và tên; mô-đun, môn học đang giảng dạy; trình độ đào tạo; nghiệp vụ sư phạm; kỹ năng thực hành; ngoại ngữ, tin học.

141

3.6.04

 

Sổ lên lớp

142

3.6.05

 

Giáo án của các nhà giáo

143

3.6.06

 

Sổ tay của các nhà giáo

144

3.6.07

 

Biên bản dự giờ và kiểm tra định kỳ, đột xuất.

145

3.7

3.7.01

 

Văn bản của trường quy định chính sách khuyến khích nhà giáo học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.

146

3.7.02

 

Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo hàng năm.

147

3.7.03

 

Báo cáo/văn bản về việc trường thực hiện chính sách khuyến khích nhà giáo học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.

148

3.7.04

 

Báo cáo/văn bản thể hiện nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.

149

3.7.05

 

Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý.

150

3.8

3.8.01

 

Kế hoạch cho nhà giáo cơ hữu tham gia các khóa học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy hàng năm.

151

3.8.02

 

Văn bản về việc cử nhà giáo cơ hữu tham gia các khóa học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy hàng năm.

152

3.8.03

 

Văn bản /tài liệu/hình ảnh nhà giáo cơ hữu đã tham gia các khóa học tập bồi dưỡng hàng năm.

153

3.8.04

 

Báo cáo kết quả của các khóa học, bồi dưỡng.

154

3.9

3.9.01

 

Danh sách trích ngang nhà giáo: họ và tên; mô-đun, môn học đang giảng dạy; trình độ đào tạo; nghiệp vụ sư phạm; kỹ năng thực hành; ngoại ngữ, tin học.

155

3.9.02

 

Danh sách nhà giáo cơ hữu được bồi dưỡng thực tập tại đơn vị sử dụng lao động để cập nhật kiến thức, công nghệ, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất hàng năm.

156

3.9.03

 

Văn bản/ tài liệu/ hình ảnh v/v nhà giáo cơ hữu đi thực tập tại đơn vị sử dụng lao động

157

3.9.04

 

Báo cáo/văn bản có nội dung về công tác bồi dưỡng thực tập của nhà giáo.

158

3.9.05

 

Ý kiến của nhà giáo

159

3.10

3.10.01

 

Báo cáo tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng đối với đội ngũ nhà giáo.

160

3.11

3.11.01

 

Danh sách trích ngang hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

161

3.11.02

 

Hồ sơ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

162

3.11.03

 

Văn bản đặc thù của Bộ chủ quản (nếu có)

163

3.11.04

 

Nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm đối với hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng

164

3.11.05

 

Báo cáo tổng kết của trường hàng năm

165

3.12

3.12.01

 

Quy chế tổ chức hoạt động của trường.

166

3.12.02

 

Danh sách trích ngang của đội ngũ cán bộ quản lý các đơn vị

167

3.12.03

 

Văn bản/ tài liệu liên quan đến việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ quản lý của các đơn vị thuộc trường.

168

3.13

3.13.01

 

Danh sách trích ngang của đội ngũ cán bộ quản lý của trường.

169

3.13.02

 

Hồ sơ cán bộ của Trưởng/ phó các đơn vị trong trường.

170

3.13.03

 

Báo cáo tổng kết hàng năm của trường.

171

3.13.04

 

Báo cáo tổng kết công tác của các đơn vị hàng năm.

172

3.13.05

 

Văn bản/ tài liệu nhận xét đánh giá cán bộ hàng năm đối với cán bộ quản lý.

173

3.14

3.14.01

 

Kế hoạch cho đội ngũ cán bộ quản lý tham gia các khóa học tập bồi dưỡng hàng năm.

174

3.14.02

 

Văn bản về việc cử đội ngũ cán bộ quản lý đã tham gia các khóa học tập bồi dưỡng hàng năm.

175

3.14.03

 

Văn bản/ tài liệu/hình ảnh về việc đội ngũ cán bộ quản lý tham gia các khóa học tập bồi dưỡng hàng năm.

176

 

3.14.04

 

Ý kiến của cán bộ quản lý.

177

3.15

3.15.01

 

Danh sách trích ngang viên chức, người lao động của trường (trình độ chuyên môn, thời gian công tác, vị trí công việc...).

178

3.15.02

 

Báo cáo tổng kết của trường, Báo cáo tổng kết của đơn vị hàng năm.

179

3.15.03

 

Danh sách đội ngũ viên chức, người lao động của trường được cử đi học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ hàng năm.

180

3.15.04

 

Văn bản về việc cử viên chức, người lao động tham gia các khóa học tập bồi dưỡng hàng năm.

181

3.15.05

 

Báo cáo/ tài liệu  thể hiện kết quả học tập bồi dưỡng của viên chức, người lao động được cử đi học.

182

 

 

4

 

 

 

4.1

4.1.01

 

Danh sách các ngành nghề nhà trường tổ chức đào tạo.

183

4.1.02

 

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp (nếu có)

184

4.1.03

 

Chương trình đào tạo đã được trường phê duyệt, ban hàng/lựa chọn.

185

 

 

 

4.2

4.2.01

 

Quyết định thành lập ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn/lựa chọn chương trình đào tạo.

186

4.2.02

 

Quyết định thành lập hội đồng thẩm định chương trình đào tạo.

187

4.2.03

 

Các biên bản trong quá trình biên soạn/lựa chọn, thẩm định chương trình đào tạo .

188

4.2.04

 

Quyết định ban hành/lựa chọn chương trình đào tạo.

189

4.3

4.3.01

 

Quyết định ban hành/lựa chọn chương trình đào tạo, trong đó bao gồm chương trình chi tiết các mô đun, môn học .

190

 

 

 

4.4

4.4.01

 

Quyết định thành lập ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn/lựa chọn chương trình đào tạo.

191

4.4.02

 

Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định .

192

4.4.03

 

Các biên bản trong quá trình biên soạn/lựa chọn chương trình đào tạo.

193

4.4.04

 

Quyết định ban hành CT đào tạo

194

4.4.05

 

Văn bản/tài liệu thể hiện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật của đơn vị sử dụng lao động tham gia quá trình xây dựng chương trình đào tạo.

195

4.4.06

 

Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý, đơn vị sử dụng lao động.

196

4.5

4.5.01

 

Quyết định ban hành/lựa chọn chương trình đào tạo, trong đó bao gồm chương trình chi tiết các mô đun, môn học .

197

4.5.02

 

Ý kiến của đơn vị sử dụng lao động với từng chương trình đào tạo.

198

 

 

4.6

4.6.01

 

Quyết định ban hành/lựa chọn chương trình đào tạo, trong đó bao gồm chương trình chi tiết các mô đun, môn học .

199

4.6.02

 

Nội dung liên thông của chương trình.

200

4.6.03

 

Thỏa thuận/văn bản chấp thuận của cơ sở giáo dục đại học với trường.

201

4.6.04

 

Chương trình đào tạo đại học liên thông trình độ của cơ sở giáo dục đại học.

202

4.6.05

 

Quy định về công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và khối lượng kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông đã được cơ sở giáo dục đại học ban hành.

203

4.6.06

 

Thông báo của trường về khả năng liên thông với trình độ đại học.

204

4.7

4.7.01

 

Quyết định ban hành chương trình (lần đầu) và chương trình đào tạo kèm theo.

205

4.7.02

 

Báo cáo/văn bản thể hiện kết quả rà soát, đánh giá chương trình đào tạo.

206

4.7.03

 

Chương trình đào tạo đã được cập nhập và điều chỉnh

207

4.8

4.8.01

 

Quyết định ban hành chương trình (lần đầu) và chương trình đào tạo kèm theo.

208

4.8.02

 

Quyết định ban hành chương trình sau khi chỉnh sửa, bổ sung và chương trình đào tạo kèm theo.

209

4.8.03

 

Chương trình đào tạo tương ứng của nước ngoài đã đươc tham khảo/ Thông tin về những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến được cập nhập.

210

4.9

4.9.01

 

Quyết định ban hành chương trình và chương trình đào tạo kèm theo.

211

4.9.02

 

Quyết định ban hành chương trình và chương trình đào tạo liên thông kèm theo.

212

4.9.03

 

Báo cáo/văn bản thể hiện kết quả rà soát các mô-đun, tín chỉ, môn học mà người học không phải học, khi học chương trình liên thông.

213

4.9.04

 

Quyết định đối với các mô-đun, tín chỉ, môn học mà người học không phải học, khi học chương trình liên thông..

214

 

 

4.10

 

 

 

4.10.01

 

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã cấp.

215

4.10.02

 

Quyết định ban hành/lựa chọn chương trình đào tạo, trong đó bao gồm chương trình chi tiết kèm theo.

216

4.10.03

 

Danh sách thống kê giáo trình cho từng mô-đun, môn học của các chương trình giáo dục nghề nghiệp (trong đó nêu rõ tên giáo trình; năm biên soạn; đơn vị ban hành)

217

4.10.04

 

Bản in các giáo trình của các mô-đun, môn học của chương trình đào tạo.

218

 

4.11

4.11.01

 

Danh sách thống kê giáo trình cho từng mô-đun, môn học của các chương trình giáo dục nghề nghiệp(trong đó nêu rõ tên giáo trình; năm biên soạn; đơn vị ban hành)

219

4.11.02

 

Bản in các giáo trình của các mô-đun, môn học của chương trình đào tạo.

230

 

 

 

 

 

 

4.12

4.12.01

 

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã cấp.

231

4.12.02

 

Quyết định ban hành/lựa chọn chương trình đào tạo, trong đó bao gồm chương trình chi tiết.

232

4.12.03

 

Danh sách thống kê giáo trình cho từng mô-đun, môn học của các chương trình giáo dục nghề nghiệp(trong đó nêu rõ tên giáo trình; năm biên soạn; đơn vị ban hành)

233

4.12.04

 

Bản in các giáo trình của các mô-đun, môn học của chương trình đào tạo.

234

4.12.05

 

Biên bản thẩm định giáo trình của Hội đồng thẩm định.

235

4.12.06

 

Ý kiến của nhà giáo.

236

 

 

 

 

 

4.13

4.13.01

 

Danh sách các chương trình đào tạo theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã cấp.

237

4.13.02

 

Danh sách thống kê giáo trình cho từng mô-đun, môn học của các chương trình giáo dục nghề nghiệp(trong đó nêu rõ tên giáo trình; năm biên soạn; đơn vị ban hành)

238

4.13.03

 

Bản in các giáo trình của các mô-đun, môn học của chương trình đào tạo. Biên bản thẩm định giáo trình của Hội đồng thẩm định.

239

4.13.04

 

Ý kiến của người học, nhà giáo.

240

 

 

4.14

4.14.01

 

Hình thức, đối tượng tượng thu thập ý kiến.

241

4.14.02

 

Danh sách nhà giáo, cán bộ khoa học kỹ thuật của đơn vị sử dụng lao động, người tốt nghiệp được lấy ý kiến.

242

4.14.03

 

Báo cáo/văn bản thể hiện ý kiến, kết quả thu thập và tổng hợp ý kiến.

243

 

 

 

4.15

4.15.01

 

Quyết định ban hành chương trình (lần đầu) và chương trình đào tạo kèm theo.

244

4.15.02

 

Quyết định ban hành chương trình sau khi có sự thay đổi và chương trình đào tạo kèm theo.

245

4.15.03

 

Danh sách chương trình đào tạo có sự thay đổi.

246

4.15.04

 

Văn bản/tài liệu thể hiện sự thay đổi giáo trình đào tạo cập nhật theo các chương trình đào tạo trong thời gian trong 02 năm liên tục tính đến thời điểm đánh giá đối với trường trung cấp; trong 03 năm liên tục tính đến thời điểm đánh giá đối với trường cao đẳng.

247

4.15.05

 

Giáo trình đào tạo trước và sau chương trình đào tạo khi có sự thay đổi

248

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

5.1

5.1.01

 

Quyết định thành lập trường

249

5.1.02

 

Văn bản/tài liệu về vị trí của trường so với các tuyến đường giao thông; phương tiện đi lại dành cho cán bộ, nhân viên, giảng viên, người học.

250

5.1.05

 

Ý kiến của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý.

251

 

 

 

5.2

5.2.01

 

Hồ sơ xây dựng, thiết kế mặt bằng khuôn viên trường.

252

5.2.02

 

Hồ sơ hoàn công (nếu có)

253

5.2.03

 

Số liệu về diện tích khu đất toàn trường, diện tích các công trình xây dựng.

254

5.2.04

 

Số liệu về diện tích cây xanh

255

5.2.05

 

Ý kiến của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý.

256

5.3

5.3.01

 

Hồ sơ xây dựng, thiết kế mặt bằng khuôn viên trường.

257

5.3.02

 

Ý kiến của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý.

258

 

 

 

 

5.4

5.4.01

 

Hồ sơ xây dựng, thiết kế mặt bằng khuôn viên trường.

259

5.4.02

 

Hồ sơ hoàn công(nếu có)

260

5.4.03

 

Biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trường; đường giao thông nội bộ; hệ thống điện; cấp thoát nước, xử lý nước thải, chất thải, thông gió;phòng cháy chữa cháy.

261

5.4.04

 

Hệ thống cấp nước chung cho khu vực học tập và sinh hoạt.

262

5.4.06

 

Văn bản của cơ quan có thẩm quyền đánh giá đối với hệ thống phòng cháy, chữa cháy.

263

5.4.07

 

Văn bản quy định về bảo trì , bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

264

5.4.08

 

Văn bản quy định về bảo trì , bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật hàng năm.

265

5.4.09

 

Báo cáo tổng kết hàng năm của trường.

266

5.4.10

 

Ý kiến của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý.

267

 

 

5.5

5.5.01

 

Hồ sơ hoàn công các khối công trình (nếu có)

268

5.5.02

 

Thống kê số lượng, vị trí, số phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa phục vụ đào tạo.

269

5.5.03

 

Danh mục thiết bị tại các phòng học và yêu công cầu nghệ của thiết bị đào tạo đối với phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa.

270

5.5.04

 

Ý kiến của nhà giáo.

271

5.5.05

 

Báo cáo/văn bản của nhà trường đánh giá về mức độ đáp ứng về số lượng phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa cho các chương trính đào tạo hàng năm.

272

 

5.6

 

 

 

 

 

 

 

 

5.7

 

5.6.01

 

Danh mục các  thiết bị đào tạo(xuất xứ, năm, nước sản xuất, nhà sản xuất) và quy định về sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo của nhà sản xuất.

273

5.6.02

 

Văn bản của trường quy định về quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo của nhà sản xuất.

274

5.7.02

 

Quy định của trường về việc sử dụng phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa

275

5.7.03

 

Báo cáo/văn bản sử dụng phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa.

276

5.7.04

 

Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên.

277

 

 

 

5.8

5.8.01

 

Danh mục các  thiết bị đào tạo(kèm hồ sơ) hiện có của trường: tên thiết bị, số lượng, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng.

278

5.8.02

 

Bảng so sánh, đối chiếu danh mục thiết bị của trường với danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu do Bộ Lao động-Thương binh và xã hội ban hành.

279

5.8.03

 

Bảng so sánh, đối chiếu danh mục thiết bị của trường với danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu được xác định trong chương trình đào tạo(trường hợp Bộ Lao động-Thương binh và xã hội chưa ban hành quy định về danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu).

280

5.8.04

 

Báo cáo theo dõi tài sản cố định hàng năm.

281

5.8.05

 

Thống kê số người học tại mỗi lớp học lý thuyết và thực hành của các mô-đun, môn học của chương trình đào tạo.

282

5.8.06

 

Kế hoạch lên lớp, hoặc thời khóa biểu trong đó thể hiện việc bố trí xưởng, phòng học theo thời khóa biểu của trường.

283

5.8.07

 

Ý kiến của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý thiết bị.

284

5.10

5.10.01

 

Văn bản của trường quy định về quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo.

285

5.13

5.13.01

 

Văn bản quy định về việc sử dụng và thời gian sử dụng thư viện.

286

5.13.02

 

Thống kê diện tích phòng học, phòng lưu trữ.

287

5.13.03

 

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

288

5.13.04

 

Danh sách giáo trình đã được trường phêduyệt và số lượng giáo trình có tại thư viện.

289

5.14

5.14.01

 

Tài liệu/văn bản thể hiện hoạt động, hình thức phục vụ của thư viện hàng năm.

290

5.14.02

 

Tài liệu/văn bản thể hiện nhu cầu, đánh giá hoạt động của thư viện.

291

5.14.03

 

Ý kiến của bộ quản lý, nhà giáo và người học.

292

5.15

 

5.15.01

 

Danh mục thiết bị, máy tính hiện có tại thư viện.

293

5.15.02

 

Phần mềm quản lý và tra cứu tài liệu

294

5.15.03

 

Danh mục tài liệu điện tử.

295

5.15.04

 

Danh mục giáo trình của trường được số hóa.

296

5.15.05

 

Danh mục tài liệu tham khảo của trường được số hóa.

297

5.15.07

 

Ý kiến của nhà giáo và người học

298

6

 

 

 

 

6.1

6.1.01

 

Văn bản của trường quy định chính sách khuyến khích cán bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến và chuyển giao công nghệ (Quy chế chi tiêu nội bộ,..)

299

6.1.02

 

Văn bản/ tài liệu thể hiện các biện pháp kết quả đã thực hiện, khuyến khích cán bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến và chuyển giao công nghệ hàng năm (quyết định hỗ trợ kinh phí, quyết định khen thưởng..)

300

6.1.03

 

Luận văn thạc sỹ, tiến sỹ

301

6.1.04

 

Các chuyên đề nghiên cứu

302

6.1.05

 

Ý kiến của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên

303

6.2

6.2.01

 

Hồ sơ  thuyết minh các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến

304

6.2.02

 

Kết quả đánh giá đề tài (Giấy chứng nhận giải thưởng), các cấp (nếu có)

305

6.2.03

 

Văn bản/ tài liệu thể hiện đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến được ứng dụng trong công tác quản lý nâng cao chất lượng đào tọa hoặc được ứng dụng trong sản phẩm, kinh doanh dịch vụ.

306

6.3

6.3.01

 

Các bài báo, ấn phẩm của nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động

307

6.4

6.4.01

 

Các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến của trường

308

6.4.02

 

Văn bản/ tài liệu thể hiện việc ứng dụng thực tiễn của các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến/

309

 

 

7

 

 

7.1

7.1.01

 

Văn bản quy định về quản lý, sử dụng, thanh quyết toán về tài chính của trường.

310

7.1.02

 

Hình thức trường đã thực hiện công khai quy định về quản lý, sử dụng, thanh quyết toán về tài chính.

311

7.1.03

 

Nội dung thông tin về quản lý, sử dụng, thanh quyết toán tài chính đã được công khai.

312

 

 

 

7.2

7.2.01

 

Danh mục các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đào tạo; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

313

7.2.02

 

Hồ sơ, sổ sách quản lý các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đào tạo; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

314

7.2.03

 

Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán.

315

7.2.04

 

Biên bản thanh kiểm tra, kiểm toán.

316

 

 

 

7.3

7.3.01

 

Kế hoạch tài chính (dự toán) của trường hàng năm.

317

7.3.02

 

Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán.

318

7.3.03

 

Biên bản thanh kiểm tra, kiểm toán.

319

 

 

 

7.4

7.4.01

 

Hệ thống hồ sơ, sổ sách về quản lý tài chính.

320

7.4.02

 

Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán.

321

7.4.03

 

Biên bản xét duyệt quyết toán, thanh kiểm tra, kiểm toán).

322

7.5

7.5.01

 

Kế hoạch hàng năm về tự kiểm tra công tác tự kiểm tra tài chính kế toán đối với trường và các đơn vị

323

7.5.02

 

Báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra công tác tự kiểm tra tài chính kế toán đối với trường và các đơn vị.

324

7.5.03

 

Báo cáo/văn bản thể hiện thực hiện công tác kiểm toán của trường.

325

7.5.04

 

Kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan chủ quản hoặc biên bản kiểm toán của cơ quan kiểm toán (nếu có).

326

7.5.05

 

Báo cáo/văn bản thể hiện trường đã xử lý, khắc phục kịp thời các vấn đề còn vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng tài chính khi có kết luận của các cơ quan có thẩm quyền.

327

7.5.06

 

Các hình thức trường đã thực hiện công khai tài chính theo quy định.

328

7.6

7.6.01

 

Báo cáo/văn bản thể hiện trường có đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của trường

329

7.6.02

 

Báo cáo/văn bản thể hiện trường có các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài chính.

330

7.6.03

 

Ý kiến của cán bộ quản lý liên quan đến công tác tài chính

331

8

 

8.1

8.1.01

 

Các tài liệu cung cấp cho người học khi nhập học và trong quá trình học.

332

8.1.02

 

Quy chế kiểm tra, thi và xét công nhận tốt nghiệp của Trường;

333

8.1.03

 

Nội quy, quy chế của trường;

334

8.1.04

 

Văn bản của trường thể hiện chế độ, chính sách hiện hành đối với người học

335

8.1.05

 

Ý kiến của người học, nhà giáo về việc cung cấp thông tin khi nhập học và trong quá trình học.

336

8.2

8.2.01

 

Thống kê các chính sách, chế độ hỗ trợ đối với người học thuộc đối tượng ưu tiên và các chính sách xã hội khác mà trường đã và đang áp dụng

337

8.2.02

 

Danh sách những người học thuộc đối tượng ưu tiên: họ và tên, lớp, khóa, đối tượng, nội dung được hỗ trợ (kèm theo hồ sơ người học được hưởng các chế độ, chính sách).

338

8.2.03

 

Báo cáo tổng kết hàng năm của trường.

339

8.3

8.3.01

 

Văn bản của trường quy định chính sách khen thưởng, khuyến khích đối với người học đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện.

340

8.3.02

 

Danh sách người học đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện và các hình thức khen thưởng hàng năm.

341

8.3.03

 

Văn bản/tài liệu thể hiện người học được hỗ trợ trong quá trình học tập tại trường hàng năm.

342

8.3.04

 

Báo cáo tổng kết hàng năm của trường.

343

8.3.05

 

Ý kiến của người học, người học tốt nghiệp đã đi làm...

344

8.4

8.4.01

 

Văn bản của trường có liên quan đến người học (thông báo tuyển sinh, quy định ký túc xá ….).

345

8.4.02

 

Báo cáo tổng kết hàng năm của trường.

346

8.4.04

 

Ý kiến của người học

347

8.5

8.5.01

 

Thông tin về ký túc xá của trường: diện tích, chỗ ở, điện, nước, vệ sinh, các tiện nghi khác.

347

8.5.02

 

Báo cáo/văn bản có nội dung về việc đánh giá ký túc xá về: diện tích chỗ ở và các điều kiện tối thiểu cho sinh hoạt và học tập của người học.

349

8.5.03

 

Ý kiến của người học

350

8.6

8.6.01

 

Thông tin địa điểm tại Trường cung cấp dịch vụ y tế;

351

8.6.02

 

Danh sách bộ phận cung cấp dịch vụ y tế chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người học.

352

8.6.03

 

Danh m ục các thiết bị y tế cơ bản để cung cấp dịch vụ y tế chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người học;

353

8.6.04

 

Báo cáo đánh giá công tác y tế nhà trường

354

8.6.05

 

Giấy chứng nh ận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhà ăn hoặc dịch vụ ăn uống

355

8.6.06

 

Báo cáo/văn bản đánh giá dịch vụ ăn uống của trường.

356

8.6.07

 

Ý kiến của người học, cán bộ có liên quan.

357

8.7

8.7.01

 

Thông tin về khu thể dục thể thao, khu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ phục vụ cho hoạt động của trường.

358

8.7.02

 

Báo cáo/tài liệu về việc người học được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội hàng năm.

359

8.7.03

 

Các hoạt động để đảm bảo an ninh trật tự trong khuôn viên trường.

360

8.7.04

 

Báo cáo/văn bản đánh giá về tình hình an toàn trong khuôn viên trường hàng năm.

361

8.7.05

 

Ý kiến của người học, người học tốt nghiệp đã đi làm.

362

8.8

 

8.8.01

 

Kế hoạch tư vấn việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp hàng năm.

363

8.8.02

 

Văn bản/tài liệu, thông tin về việc tư vấn việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.

364

8.8.03

 

Báo cáo/tài liệu thể hiện kết quả công tác tư vấn việc làm hàng năm hoặc giai đoạn.

365

8.9

8.9.01

 

Kế hoạch tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hội chợ việc làm để người học tiếp xúc với các nhà tuyển dụng hàng năm.

366

8.9.02

 

Danh sách các nhà tuyển dụng tham gia tổ chức hội chợ việc làm hàng năm.

367

8.9.03

 

Báo cáo kết quả tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hội chợ việc làm để người học tiếp xúc với các nhà tuyển dụng hàng năm.

368

8.9.04

 

Ý kiến của người học, người học tốt nghiệp đã đi làm, cán bộ có liên quan

369

9

9.1

9.1.01

 

Kế hoạch/phương án thu thập ý kiến đơn vị sử dụng lao động về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp làm việc tại đơn vị sử dụng lao động hàng năm.

370

9.1.02

 

Danh sách đơn vị sử dụng lao động được thu thập ý kiến hàng năm, trong đó nêu rõ: tên; địa chỉ; số lượng, tên người học đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động.

371

9.1.03

 

Phương pháp thu thập ý kiến đã thực hiện và văn bản/tài liệu/thông tin kèm theo.

372

9.1.04

 

Báo cáo/tài liệu thể hiện kết quả thu thập ý kiến hàng năm.

373

9.2

9.2.01

 

Kế hoạch/phương án thu thập ý kiến cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức và người lao động về các chính sách liên quan đến dạy và học, chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại, bổ nhiệm cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức và người lao động.

374

9

 

9.2.02

 

Danh sách cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức và người lao động hàng năm và danh sách được thu thập ý kiến hàng năm (phân đều cho các đơn vị phòng, khoa, trung tâm,… trực thuộc).

375

9.2.03

 

Phương pháp thu thập ý kiến đã thực hiện và văn bản/tài liệu/thông tin kèm theo

376

9.2.04

 

Báo cáo/tài liệu thể hiện kết quả thu thập ý kiến.

377

9.3

9.3.01

 

Kế hoạch/phương án thu thập ý kiến người học về chất lượng, hiệu quả của các hình thức, phương thức đào tạo; chất lượng dịch vụ, giảng dạy và việc thực hiện chính sách liên quan đến người học của trường .

378

9.3.02

 

Danh sách người học hàng năm.

379

9.3.03

 

Danh sách người học được thu thập ý kiến hàng năm.

380

9.3.04

 

Phương pháp thu thập ý kiến đã thực hiện và văn bản/tài liệu/thông tin kèm theo.

381

9.3.05

 

Báo cáo/tài liệu thể hiện kết quả thu thập ý kiến hàng năm.

382

9.4

9.4.01

 

Kế hoạch thực hiện tự đánh giá.

383

9.4.02

 

Văn bản về thành lập/kiện toàn Hội đồng tự đánh giá;Báo cáo tự đánh giá.

384

9.4.03

 

Văn bản/tài liệu/hình ảnh thể hiện trường công khai báo cáo tự đánh giá

385

9.5

9.5.01

 

Kế hoạch hàng năm cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở kết quả tự đánh giá và kết quả đánh giá ngoài (nếu có đánh giá ngoài)

386

9.5.02

 

Văn bản/tài liệu/báo cáo thể hiện việc trường thực hiện theo kế hoạch đã có.

387

9.6

9.6.01

 

Quyết định công nhận tốt nghiệp và danh sách người học đã tốt nghiệp hàng năm.

388

9.6.02

 

Kế hoạch/phương án điều tra lần vết đối với người tốt nghiệp để thu thập thông tin về việc làm hàng năm.

 

 

LƯỢT TRUY CẬP - www.blc.edu.vn

6414517
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
781
4764
25109
6414517

Hôm nay ngày: 29/03/2024